Theo đó, giá vé lượt cự ly dưới 15 km từ 7000 đồng lên 8000 đồng; từ 15 – 25 km từ 7000 đồng lên 10.000 đồng; từ 25 – 30 km từ 8000 đồng lên 12000 đồng; từ 30 – 40 km từ 9000 đồng lên 15.000 đồng; trên 40 km từ 9000 đồng lên 20.000 đồng.
Vé xe buýt tháng đối với học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp một tuyến là 70.000 đồng, liên tuyến là 140.000 đồng. Vé tập thể một tuyến là 100.000 đồng, liên tuyến là 200.000 đồng.
Theo ông Bùi Danh Liên, Chuyên gia giao thông, làm thế nào nâng cao chất lượng xe buýt, để rồi chính cái đồng tiền đó lại phục vụ lại quyền lợi của người dân, cho nên là chúng tôi cho đó là gắn bó quyền lợi của người dân với cái việc tăng giá xe buýt hiện nay. Tức là chúng ta phải xem xét mối quan hệ giữa nó, tức là một bên thu thêm tiền xe buýt nhưng một bên thu để làm gì thì tôi cho rằng gắn liền ở cái chỗ chính là điều kiện để cho ngành vận tải nâng chất lượng phục vụ lên để phục vụ người dân tốt hơn.
Tăng giá tiền dù ít hay nhiều đều gắn liền với chất lượng. Theo các chuyên gia giao thông. Mạng lưới xe buýt dù đã được nâng cấp, song, tính kết nối với các loại hình vận tải công cộng khác vẫn chưa cao. Còn về cơ sở hạ tầng thì việc thiết kế điểm dừng, chờ xe buýt vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.
Có những nơi, khoảng cách giữa vỉa hè và điểm dừng của xe buýt lại được thiết kế chưa phù hợp. Do đó, để nâng cao chất lượng xe buýt, những bất cập này phải được giải quyết triệt để.
Ảnh: Internet
Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội cho biết, cơ cấu vé và giá vé hiện nay chưa phù hợp với sự phát triển của mạng lưới tuyến. Tại thời điểm điều chỉnh giá vé năm 2014, mạng lưới có 72 tuyến và nhánh tuyến, trong đó tuyến có cự ly dài nhất là 49,9km. Đến nay, sau 9 năm, mạng lưới xe buýt có 132 tuyến, phủ khắp 30/30 quận, huyện, thị xã. Tuyến dài nhất là 61,05km. Giá vé của các tuyến có cự ly từ 30 km đến 60 km như nhau.
Bên cạnh đó, từ năm 2014 đến nay, thành phố đã không điều chỉnh nên giá vé xe buýt đang rất thấp so với mặt bằng thu nhập. Trong khi đó, chi phí cho vận tải công cộng đã tăng gần 50% so với năm 2014. Cụ thể, đơn giá vận hành trung bình 1 km là 21.080 đồng, tăng 46,95% so với năm 2014. Với xe buýt điện, đơn giá vận hành 1 km là 27.929 đồng, tăng 62% so với xe buýt thường năm 2014; còn với xe buýt sử dụng khí CNG là 21.821 đồng, tăng 48,6% so với xe buýt thường năm 2014.
Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội khẳng định, việc điều chỉnh giá vé xe buýt không tác động lớn đến thu nhập của đa số người dân sử dụng dịch vụ xe buýt và vẫn cạnh tranh được với các loại hình vận tải khác.