Minh Anh ·
1 năm trước
 9213

Hà Nội lên kế hoạch xây dựng Vành đai 5 vào thời gian nào?

Với tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội phấn chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2027. Tuyến đường dài hơn 300km với quy mô cao tốc 6 làn xe.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ năm 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 được TTCP phê duyệt, đường Vành đai 5 thuộc hệ thống đường đường vành đai đô thị Hà Nội.

Theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt năm 2014, đường Vành đai 5 dài khoảng 331km (không bao gồm 41km đi trùng cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hà Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Lào Cai và quốc lộ 3); đi qua 36 quận, huyện, thành phố của Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

Trong đó, đoạn qua Hà Nội dài 48km, qua Hòa Bình hơn 35km; qua Hà Nam hơn 35km; qua Thái Bình hơn 28km; qua Hải Dương gần 53km; qua Bắc Giang khoảng 50km; qua Thái Nguyên gần 29km, qua Vĩnh Phúc hơn 51km.

Dự án đường vành đai 5 vùng Thủ Đô.

Để đảm bảo quy hoạch thiết kế, đường vành đai 5 sẽ tuân theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN 5729-2012, với các yếu tố như đường gom, đường song hành, và quy mô 4 hoặc 6 làn xe. Bề rộng tối thiểu của nền đường sẽ đạt từ 25,5 m đến 33,0 m.

Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 85.561 tỷ đồng (Quyết định được đưa ra vào năm 2013). Trong đó, khoảng 19.760 tỷ đồng sẽ được sử dụng trước năm 2020, từ năm 2020 đến 2030 dự kiến sẽ đầu tư 32.175 tỷ đồng, và sau năm 2030 dự kiến chi phí sẽ là 33.626 tỷ đồng.

Trong văn bản trả lời cử tri tỉnh Bắc Giang mới đây, Bộ GTVT cho biết, tại quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, đường Vành đai 5 – vùng Thủ đô đoạn qua tỉnh Bắc Giang dài khoảng 50km, quy mô cao tốc 6 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030.

Bộ GTVT đánh giá việc sớm đầu tư đưa vào khai thác đường Vành đai 5 nói chung là cần thiết để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Tuy nhiên, do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT được phân bổ hạn hẹp, ngoài điều chỉnh giảm phân bổ lại cho địa phương, nguồn lực còn lại tập trung cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, dự án hạ tầng giao thông chiến lược theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ nên chưa thể bố trí nguồn vốn để triển khai đầu tư đường Vành đai 5 nói chung trong giai đoạn 2021 - 2025.

Trong thời gian qua, thực hiện Quyết định số 561 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch chi tiết đường Vành đai 5, nhiều địa phương như: Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình, Thái Nguyên đã chủ động triển khai đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác một số đoạn tuyến trên đường Vành đai 5.

Vành đai liên kết vùng đồng bằng Bắc Bộ

Phát triển thông thương giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

Sau khi hoàn thiện xong, đường Vành đai 5 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho 8 tỉnh thành phía Bắc kết nối với nhau, bao gồm Hải Dương, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Thái Nguyên. Điều này giúp tạo sự liên kết giữa các khu vực, người dân có thể dễ dàng di chuyển qua lại để giao thông, giao thương, phát triển kinh tế.

Thuận tiện giao thông đi giữa các tỉnh miền Bắc

Do được nối với nhau bằng con đường lớn Vành đai 5 nên người dân ở các tỉnh miền Bắc có thể đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian đáng kể so với thời điểm chưa có tuyến đường này.

Phát triển kinh tế các tỉnh vùng ven

Sự xuất hiện của đường Vành 5 được xem như bàn đạp lớn thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh vùng ven ở khu vực Bắc Bộ. Cụ thể, con đường giúp rút ngắn thời gian di chuyển của các nhà đầu tư và khách hàng kết hợp với những lợi thế về địa điểm du lịch đẹp, giá đất không quá cao… Từ đó, số vốn đầu tư đổ về ngày càng nhiều, mang đến một diện mạo hoàn toàn mới cho các tỉnh vùng ven. Đây chính là động lực to lớn giúp phát triển kinh tế của khu vực này.

Giãn dân phát triển bất động sản ở các tỉnh ven Hà Nội

Đường Vành đai 5 hoàn thành sẽ giải quyết bài toán ùn tắc giao thông vốn nan giải, chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Bên cạnh đó, trục giao thông còn đem đến nhiều cơ hội đầu tư cho các tỉnh vùng ven Hà Nội. Từ đó, các chủ đầu tư bất động sản sẽ rót vốn đầu tư vào các khu vực này nhiều hơn, góp phần mang đến nhiều nhà ở cho người dân.

Sau hơn 1 năm, đường Vành đai 5 được Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt đề án thực hiện theo Quyết định số 561/QĐ-TTg về Phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 5 - vùng Thủ đô Hà Nội. Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2022, hàng loạt tỉnh thành đã tiến hành đền bù cho người dân, giải phóng mặt bằng để kịp tiến độ hoàn thành dự án và đưa vào thông xe trước năm 2025.

Xác định rõ mức độ quan trọng của tuyến giao thông này đối với sự phát triển kinh tế, đi lại của người dân ở 8 tỉnh thành phía Bắc, các nhà thầu đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án song vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Theo Tạ Nhị/Diễn Đàn Sự Thật 

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6777190635673968/