Ngọc Lan ·
1 năm trước
 1388

Khó khăn trong việc huy động nguồn vốn phát triển tín dụng xanh

Tín dụng xanh là giải pháp được các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đưa ra để hướng đến một nền kinh tế xanh, phát triển bền vững. Tuy nhiên các bước thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Tín dụng xanh là khoản vay được ngân hàng thương mại hỗ trợ cho các doanh nghiệp phục vụ các hoạt động hướng đến môi trường, vì môi trường và bảo vệ môi trường. Tiêu chí này đang dần được các ngân hàng lựa chọn làm một trong những trọng tâm hướng đến phát triển lâu dài, đánh thức các vai trò của doanh nghiệp đối với cộng đồng và xã hội.

Việc xây dựng lộ trình, kế hoạch tăng trưởng xanh cần nguồn lực về tài chính đủ mạnh. Huy động vốn cho các dự án xanh vẫn đang gặp phải một số khó khăn khiến các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn đầu tư. Các dự án đầu tư cho năng lượng tái tạo chưa được phổ biến, chỉ có một số dự án tái tạo năng lượng được cấp vốn triển khai. Điều này khiến cho việc hoàn thiện mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050 sẽ cần nỗ lực, đẩy mạnh các dự án đầu tư về năng lượng tái tạo hơn nữa.

Việc xây dựng lộ trình, kế hoạch tăng trưởng xanh cần nguồn lực về tài chính đủ mạnh.(Nguồn ảnh: Internet)

Khuôn khổ pháp lý về tín dụng xanh vẫn chưa được bổ sung, hoàn thiện để thúc đẩy các hoạt động kinh tế xanh phát triển. Ngân hàng nhà nước vẫn đang tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới để mang lại hiệu quả tối ưu cho quỹ đầu tư vay vốn tín dụng xanh của các ngân hàng thương mại. 

Bối cảnh mới của xã hội chính là việc bùng nổ các ngành công nghiệp, khí thải độc hại thoát ra môi trường ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Một số lĩnh vực có yếu tố “xanh” vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này cũng dẫn đến sự mất cân bằng giữa các mô hình kinh doanh, tác động trực tiếp đến nền kinh tế xanh hiện tại. 

Mặt khác, chính sách về vay vốn tín dụng xanh đang triển khai tại một số ngân hàng lớn, số còn lại vẫn chỉ trong trạng thái chưa sẵn sàng để đầu tư, rót vốn vào các dự án xanh. Thực trạng này cũng xuất phát từ tâm lý e ngại, lo lắng về tỉ lệ hoàn vốn đối với các dự án xanh, điển hình như dự án năng lượng tái tạo thay thế năng lượng điện truyền thống. 

Tuy nhiên có những tín hiệu đáng mừng đối với việc phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam. Biến đổi khí hậu toàn cầu cũng thay đổi, tác động tích cực vào nhận thức và hành động của con người đối với môi trường. Vì thế khi triển khai các hoạt động xanh chắc chắn sẽ được ủng hộ, thực hiện với ý thức trách nhiệm cao. Vấn đề mấu chốt nhất chính là huy động nguồn vốn tín dụng xanh như thế nào để có thể phát triển kinh tế xanh hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh?

Đẩy mạnh hoạt động tín dụng xanh tại các NHTM là một bước phát triển quan trọng đối với nền kinh tế. Nền kinh tế sẽ được phục hồi và phát triển theo hướng xanh hóa để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Những vấn đề về môi trường trong thời gian vừa qua đã gây nên nhiều bức xúc trong cộng đồng. Khi áp dụng thực hiện tín dụng xanh cho các ngành, lĩnh vực có yếu tố xanh sẽ mang đến thay đổi tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Vấn đề mấu chốt nhất chính là huy động nguồn vốn tín dụng xanh như thế nào để có thể phát triển kinh tế xanh hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh? (Nguồn ảnh: Internet)

Kinh tế đóng vai trò cốt lõi để phát triển xã hội. Vì thế xây dựng nền kinh tế phát triển và phát triển bền vững cần tập trung khai thác các yếu tố xanh, giữ gìn và bảo vệ môi trường song song với hoạt động kích cầu mua bán. Yếu tố xanh đang dần được quan tâm, phủ sóng một cách rộng rãi không chỉ ở các ngân hàng, doanh nghiệp mà còn hướng đến hiểu biết của từng cá nhân trong xã hội. 

Khó khăn trong việc phát triển tín dụng xanh vừa là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội để phát triển kinh tế. Trở ngại khi áp dụng hình thức vay vốn này đối với các lĩnh vực xanh cần được tháo gỡ nhằm hướng đến mục tiêu kinh tế xanh, tăng trưởng xanh. Hy vọng trong tương lai gần, tín dụng xanh sẽ là giải pháp tối ưu mà các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng lựa chọn để thúc đẩy phát triển nền kinh tế.