San hô - một trong những hệ sinh thái biển tuyệt đẹp và phức tạp, đang đối diện với nguy cơ suy thoái nghiêm trọng, bị tác động bởi biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và hoạt động con người.
Liên quan đến dự án khu đô thị “quây” đảo đá Vịnh Hạ Long làm non bộ, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã có văn bản đề nghị kiểm tra, yêu cầu các đơn vị thi công tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Không có nơi nào trên hành tinh không có rác thải nhựa và các rạn san hô cũng không ngoại lệ. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, càng nằm ở sâu dưới đại dương thì các rạn san hô càng có nhiều rác thải nhựa.
Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, hiện nay mức độ ô nhiễm nhựa trên các rạn san hô đang là vấn đề cấp bách và có tác động tiêu cực tới hệ sinh thái rạn san hô.
Rạn San hô khu vực đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi bị tàn phá nhiều, diện tích suy giảm đáng kể bởi các tác động từ quá trình đô thị hóa, khai thác cá bằng thuốc nổ, chất độc, neo đậu tàu thuyền,...
Sau 5 đợt nắng nóng kỉ lục khiến san hô ở Great Barrier bị tẩy trắng hàng loạt. Sự phục hồi các rạn san hô trong tương lai chỉ mang tính chất tạm thời và không hoàn chỉnh.
Một nhà sinh vật học từ Đại học Konstanz, cùng với một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã kêu gọi mở rộng khả năng thích ứng tự nhiên của san hô thông qua các phương pháp tiếp cận dựa vào tự nhiên.
Biến đổi khí hậu, phát triển du lịch và khai thác thủy sản là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các rạn san hô tại một số khu vực ven biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) có nguy cơ bị xâm hại.
Các rạn san hô trên Vịnh Hạ Long đang có dấu hiệu khôi phục và phát triển tốt sau khi trải qua một thời kỳ dài bị suy giảm do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và do sự phát triển đột biến của loài ốc ăn san hô Drupella. Các hoạt động bảo vệ môi trường nước vịnh Hạ Long được tăng cường nhằm bảo vệ môi trường sống của các rạn san hô.