Vi Trinh ·
2 năm trước
 3064

Tái chế 66 lít nước tiểu thành nước cất trên tàu vũ trụ, chuyện không tưởng nhưng có thật?

66 lít nước tiểu được tái chế và xử lý thành nước cất này đã hỗ trợ 3 phi hành gia trên tàu vũ trụ sống gần 3 tuần trong mô-đun lõi trạm vũ trụ Thiên Hà của Trung Quốc. Làm thế nào chuyện này có thế xảy ra?

Cụ thể là tất cả các chỉ số của nước cất tái chế từ 66 lít nước tiểu đều đạt tiêu chuẩn sử dụng và các nhà hoạch định sứ mệnh đều thừa nhận hiệu suất vượt trội này, đồng thời giải thích rằng việc tái chế nước là một bước đột phá công nghệ quan trọng để đảm bảo con người có thể ở lâu dài trong trạm vũ trụ, với chi phí tối thiểu.

Được biết hệ thống xử lý nước tiểu hỗ trợ sự sống này được các nhà khoa học Trung Quốc và Viện nghiên cứu 206 thuộc Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC) phát triển. Các chuyên gia cho rằng, đây là ứng dụng kỹ thuật đầu tiên của Trung Quốc và hiệu suất tốt của nó cho thấy hành trình xây dựng trạm vũ trụ của Trung Quốc đã phát triển vượt bậc.

tái chế nước tiểu thành nước cất

“Việc duy trì sự hiện diện lâu dài của con người trong không gian đòi hỏi một hệ thống hỗ trợ sự sống được tổ chức tốt và việc tái chế nước thải và tạo oxy đều đóng những vai trò thiết yếu. Hệ thống này hiệu quả đến mức nó có thể tiết kiệm tới 100 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 15,5 triệu USD) trong khoảng thời gian sáu tháng với ba phi hành gia trên quỹ đạo”, theo các chuyên gia sứ mệnh.

Tính toán của các chuyên gia CASIC cho biết, chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng tàu vũ trụ lên quỹ đạo là khoảng từ 140.000 đến 350.000 nhân dân tệ cho mỗi kg. Đây chính là lý do tại sao hệ thống tái chế tiết tích hợp và tiết kiệm này là cần thiết.

Việc tái chế và xử lý nước tiểu thành nước cất đã giải quyết khá khá vấn đề khó khăn trên tàu vũ trụ không gian và là một bước tiến lớn trong ngành khoa học - công nghệ. Việc tái chế và xử lý nước tiểu thành nước cất là 1 sáng chế thần kỳ và tuyệt vời phải không nào? Bạn nghĩ sao về sáng chế này? Hãy để lại ý kiến cùng nhau chia sẻ nhé!

Theo thông tin từ Báo Nông nghiệp