Thanh Tâm ·
39 tuần trước
 9024

Thế giới cần hành động mạnh mẽ để cắt giảm mức phát thải khí nhà kính

Chính phủ các nước cần triển khai các chính sách “mạnh tay” và mau lẹ nhằm cắt giảm mức phát thải khí nhà kính, để có thể đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký kết vào năm 2015 đặt mục tiêu hạn chế tình trạng nóng lên của Trái Đất ở mức dưới 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và quyết tâm theo đuổi các nỗ lực để đạt mục tiêu tăng ở mức 1,5 độ C, nhằm tránh những tác động xấu nhất do biến đổi khí hậu gây ra.

Tuy nhiên, theo đánh giá của tân chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) Jim Skea, chính phủ các nước vẫn chưa triển khai các chính sách để đảm bảo đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu trong bối cảnh tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ vượt xa mức giới hạn 1,5 độ C.

Do đó, để có thể đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris, chính phủ các nước cần triển khai các chính sách “mạnh tay” và mau lẹ nhằm cắt giảm mức phát thải khí nhà kính.

Chính phủ các nước cần triển khai các chính sách “mạnh tay” và mau lẹ nhằm cắt giảm mức phát thải khí nhà kính, để có thể đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris.

Trong bối cảnh hiện nay, các hiện tượng thời tiết cực đoan đang quét sạch mùa màng, gây tổn thất cho ngành chăn nuôi và hệ sinh thái, khiến các cộng đồng gặp khó khăn trong việc tái thiết và tự túc trong cuộc sống của họ.

Trong năm 2021 hơn 828 triệu người trên thế giới phải hứng chịu nạn đói. 

Đặc biệt, nhiệt độ trung bình của không khí trên bề mặt Trái Đất trong ngày 4/7 đã lên mức 17,18 độ C, cao hơn mức 17 độ C ghi nhận một ngày trước đó, theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA).

Đây là hai mức nhiệt cao kỷ lục kể từ ngày 24/7/2022, thời điểm nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt 16,92 độ C. Đây cũng là dấu hiệu mới cho thấy tác động của tình trạng biến đổi khí hậu do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cũng đưa ra lời cảnh báo nhiệt độ toàn cầu có thể tăng lên mức kỷ lục trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2027 do khí nhà kính giữ nhiệt và hiện tượng tự nhiên El Nino xảy ra.

Báo cáo của WMO cho biết có 66% khả năng là nhiệt độ toàn cầu gần bề mặt trung bình hàng năm sẽ cao hơn 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp trong ít nhất một năm trong 5 năm tới. Có 98% khả năng là ít nhất một trong 5 năm tới, và cả giai đoạn 5 năm nói chung, sẽ nóng nhất từng được ghi nhận.

Ngoài ra, hiện tượng El Nino nóng lên dự kiến sẽ gia tăng trong những tháng tới và điều này kết hợp với biến đổi khí hậu do con người gây ra sẽ đẩy nhiệt độ toàn cầu lên một mức chưa từng có. Điều này sẽ có những tác động sâu rộng đối với sức khỏe, an ninh lương thực, quản lý nước và môi trường.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2022 cao hơn khoảng 1,15 độ C so với mức trung bình của những năm 1850-1900. Điều kiện thời tiết ẩm ướt do La Nina trong phần lớn thời gian của ba năm qua đã tạm thời hạn chế xu hướng nóng lên trong dài hạn. Tuy nhiên, La Nina đã kết thúc vào tháng 3/2023 và hiện tượng El Nino được dự báo sẽ gia tăng trong những tháng tới theo chu kỳ hoạt động.

Chính vì vậy, giải quyết biến đổi khí hậu là một vấn đề mang tính nhân quyền, đồng thời hối thúc các hành động thiết thực và khẩn trương để đảm bảo tương lai bền vững cho thế hệ sau.

Biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ đang làm gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan, và mùa hè này cũng không ngoại lệ. Các đợt nắng nóng đã hoành hành ở Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ. Những quốc gia này cũng phải vật lộn với lũ lụt tàn khốc ở vùng Đông Bắc. Hạn hán hiện đang bao trùm châu Âu, sau đợt nắng nóng kỷ lục vào mùa xuân ở Địa Trung Hải. Canada đang phải đối phó với những vụ cháy rừng ngoài dự báo – những sự cố đã tạo ra khói mù nguy hiểm đến sức khỏe của hàng triệu người trên khắp Bắc Mỹ.

Trái Đất đã nóng lên 1,2 độ C kể từ thời kỳ tiền công nghiệp do lượng khí thải nhà kính ngày càng tăng trong khí quyển. Điều này dẫn đến một xu hướng rõ ràng: 22 trong số 23 năm qua là những năm nắng nóng nhất từ trước đến nay. Các nhà khí hậu học đã nhiều lần cảnh báo rằng, cách duy nhất để ngăn chặn xu hướng này là con người phải cắt giảm đáng kể và ngay lập tức các chất gây ô nhiễm khí hậu, chủ yếu bắt nguồn từ việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.