Bích Ngọc ·
2 năm trước
 1469

Tín dụng xanh: Giải pháp tăng trưởng xanh cho nền kinh tế?

Hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững và thân thiện với môi trường đang là xu hướng trên toàn thế giới. Chính vì thế tín dụng xanh cũng được triển khai mở rộng đa lĩnh vực hơn.

Giải pháp vay vốn tín dụng chắc không còn xa lạ với nhiều người. Tín dụng xanh cũng là một phần nhỏ trong lĩnh vực vay vốn tín dụng nhằm phục vụ cho các dự án, hoạt động kinh doanh không gây rủi ro, bảo vệ môi trường. 

Nền kinh tế phát triển phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường sống xung quanh, đó là bước đầu để xây dựng bền vững, có kế hoạch cho nhiều dự án như nước sạch, năng lượng tái tạo, nông nghiệp xanh… Việc đầu tư cho những dự án xanh nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, xanh hóa dòng tiền trong các lĩnh vực đầu tư kinh doanh.

Tín dụng xanh sẽ góp phần lớn vào tăng trưởng xanh, thúc đẩy nền kinh tế xanh phát triển trong tương lai gần. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Trên thế giới, xu hướng tín dụng xanh đã rất phổ biến và được áp dụng mạnh mẽ tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Điều này giúp gia tăng dòng vốn, nguồn vốn đầu tư phong phú cho nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Tại Việt Nam, các chương trình, hội thảo và đề án triển khai vay vốn tín dụng xanh vẫn còn nhiều bất cập. Chúng ta vẫn chưa thể đưa ra một kế hoạch toàn diện để củng cố và phát triển hình thức vay vốn “xanh hóa” tín dụng này. 

Những chính sách, hành lang pháp lý để quản lý các dự án tín dụng xanh vẫn chưa được hoàn thiện. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho việc mạnh dạn đầu tư, rót vốn từ các ngân hàng thương mại trở nên chậm rãi. Rủi ro cho tín dụng xanh vẫn còn đó, nỗi lo của các doanh nghiệp, ngân hàng vẫn còn đó. Bởi vì ngoài các lợi ích về dòng vốn đầu tư cho các lĩnh vực liên quan mật thiết với môi trường, có tác động và ảnh hưởng đến môi trường thì tín dụng xanh cũng có những rủi ro riêng của nó. Bất kỳ hình thức cho vay nào cũng sẽ ít nhiều gặp phải một số bất cập hoặc vấn đề cần làm rõ, đưa ra giải pháp tối ưu nhất để giải quyết.

Rủi ro có thể lường trước được đó là thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu của các doanh nghiệp. Đây là một yếu tố luôn thường trực khiến rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp trở nên dè chừng trước các khoản đầu tư, vì sản phẩm đầu ra có thể sẽ không đủ để xoay chuyển tình thế khi các vấn đề về thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Các ngân hàng thương mại cũng chưa có một sự thống nhất tối ưu, hoàn thiện các chính sách trong mục tín dụng xanh để phát huy tín hiệu quả và hiện đại của nó.

Đầu tư vào tín dụng xanh vẫn biết là khoản đầu tư không chỉ mang đến lợi ích thiết thực cho hiện tại mà còn góp phần xanh dựng tương lai - vì một Việt Nam xanh - sạch - đẹp. Kỳ vọng đặt ra cho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng là xanh hóa nguồn vốn để các doanh nghiệp có thể vay đầu tư cho các dự án nước sạch, năng lượng xanh, nông nghiệp xanh… Chính những đầu tư bức thiết ấy sẽ khắc phục, hạn chế những ảnh hưởng đến môi trường và tạo ra một hệ sinh thái mơ ước giúp con người phát triển toàn diện.

Trên thế giới, xu hướng tín dụng xanh đã rất phổ biến và được áp dụng mạnh mẽ tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Tuy nhiên khái niệm về tín dụng xanh vẫn còn là một điều mơ hồ đối với những người không mấy quan tâm đến lĩnh vực kinh tế - tài chính. Tín dụng xanh được nhiều người biết đến trong thời gian gần đây vì con người cũng đang hướng đến những hoạt động thiết thực, hữu ích trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường. Tín dụng xanh cũng sẽ góp phần lớn vào tăng trưởng xanh, thúc đẩy nền kinh tế xanh phát triển trong tương lai gần.

Bên cạnh sự phát triển vượt trội của khoa học - công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến những tiện nghi vượt bậc cho con người. Vì thế việc đầu tư vào công nghiệp - nông nghiệp xanh cũng cần được chú trọng đẩy mạnh để phát triển toàn diện, mở rộng khoản vay tín dụng xanh đa ngành, đa lĩnh vực để đạt được mức tăng trưởng xanh xứng đáng với kỳ vọng.