Thanh Tâm ·
1 năm trước
 9181

Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt 42,6%

Trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng ước tăng 6,17% so với cùng kỳ. Trong đó, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt 42,6%.

Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã không ngừng hoàn thiện thể chế, đã ban hành theo thẩm quyền 1 Thông tư, 1 Quy chuẩn; đã trình Quốc hội cho ý kiến 2 dự án Luật; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 1 Nghị định, 1 Đề án; tích cực thực hiện lập hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật điều chỉnh về quản lý, phát triển đô thị, dự án Luật điều chỉnh về cấp, thoát nước để trình Chính phủ thông qua chính sách trước ngày 01/11/2023; tiếp tục hoàn thiện, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản theo Chương trình.

Bên cạnh đó, công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc; công tác quản lý phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị; công tác quản lý, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS); công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng; công tác quản lý vật liệu xây dựng; công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ điện tử; công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp… cũng đã được Bộ tăng cường thực hiện, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Có thể là hình ảnh về sương mù, Núi Thái Bình, chạng vạng và nhà chọc trời

Ảnh minh họa. (Ảnh: ITN)

Đô thị hóa là gì?

Trên quan điểm một vùng: Đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.

Trên quan điểm kinh tế: Đô thị hoá hoá là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu.

Dưới góc độ một vùng hay góc độ kinh tế, đô thị hóa được hiểu là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân; Bố trí dân cư; Hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị; Phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.

Hay đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Ta cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.

Khái niệm của ngành địa lý, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian. Các quá trình đô thị hóa có thể bao gồm: Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn. Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị hoặc như là sự nhập cư đến đô thị. Sự kết hợp của các yếu tố trên. Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao dẫn tới sự mở rộng các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới).

Tỷ lệ đô thị hóa là số phần trăm dân sống trong khu vực nội thành, nội thị và thị trấn (thuộc địa giới hành chính phường, thị trấn) so với tổng dân số của một phạm vi vùng lãnh thổ (toàn quốc, các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị).

Đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay

Trong 9 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng ước tăng 6,17% so với cùng kỳ. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt 42,6%; diện tích bình quân nhà ở toàn quốc ước đạt khoảng 25,6 m2 sàn/người, tăng 0,1m2 sàn/người so với năm 2022.

Tỷ lệ lập quy hoạch chung đô thị đạt 100%. Tại các thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch phân khu đạt khoảng 78%, quy hoạch chi tiết đạt khoảng 39% so với diện tích đất xây dựng đô thị; còn các địa phương khác, quy hoạch phân khu đạt khoảng 73%, quy hoạch chi tiết đạt khoảng 24% so với diện tích đất xây dựng đô thị. Tỷ lệ xã có quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên cả nước đạt khoảng 98,9%…

Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam quá trình đô thị hoá diễn ra khá nhanh,  cạnh những tỉnh thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM thì đã có thêm rất nhiều các khu đô thị mới phát triển mạnh mẽ. Những đô thị này góp phần thúc đẩy kinh tế cả nước.

Theo Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ Xây dựng đã khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết… và có nhiều hoạt động thiết thực để triển khai chính sách.

Định hướng phát triển chung không gian đô thị cả nước có sự liên kết giữa miền Bắc; miền Trung và miền Nam; giữa phía Đông và phía Tây.

Gắn với việc phát triển các cực tăng trưởng chủ đạo và thứ cấp quốc gia. Mạng lưới đô thị Việt Nam căn bản được phát triển và phân theo các cấp, loại đô thị, bao gồm 6 thành phố trung tâm quốc gia, khu vực và quốc tế

Hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh, có khả năng lan tỏa; trên cơ sở tạo lập các chuỗi đô thị thông minh khu vực phía Bắc, miền Trung, phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lấy Thủ đô Hà Nội; TP. HCM; TP. Đà Nẵng; TP. Cần Thơ làm hạt nhân, hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh.

Nghị quyết 06/NQ-TW cũng khẳng định:

 Đô thị hoá là tất yếu khách quan, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thống nhất nhận thức và hành động trong hoàn thiện thể chế, quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc và có tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực phát triển là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị.

Đổi mới tư duy, lý luận và phương pháp quy hoạch đô thị; bảo đảm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm; văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển; kết hợp hài hoà giữa quá trình đô thị hoá, phát triển đô thị với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại nền kinh tế, quản lý phát triển xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật và ban hành các cơ chế, chính sách có tính đột phá vượt trội cho phát triển đô thị bền vững, thúc đẩy kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả. Bảo đảm kết hợp đồng bộ và hài hoà giữa cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị với phát triển các đô thị mới, bảo đảm kiến trúc đô thị hiện đại, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy; phát triển mạnh mẽ liên kết ngành, liên kết vùng và lợi thế kết nối đa chiều của các đô thị;.....

Theo Tạ Nhị/Diễn Đàn Sự Thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6978332448893118/