Các dự án vì môi trường đang được triển khai mạnh mẽ để giảm tối đa các tác động tiêu cực đối với môi trường. Tín dụng xanh là một trong những hình thức vay vốn được ưu tiên sử dụng vì những lợi ích thiết thực mang lại đối với các dự án tái tạo năng lượng, thay thế các nguồn năng lượng truyền thống nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Đa số các dự án tái tạo năng lượng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu vì cần một nguồn vốn lớn để đầu tư. Những thay đổi trong tư duy, góc nhìn về năng lượng sạch cũng góp phần thúc đẩy các dự án xanh phát triển và lan rộng. Tuy nhiên vẫn có nhiều khó khăn để tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng xanh tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh, nhà đầu tư thách thức để có thể tạo được môi trường kinh doanh thân thiện với môi trường, hoạt động hướng đến các lợi ích vì môi trường. Trong những năm gần đây, những thay đổi rõ nét về chất lượng môi trường là một tín hiệu đáng mừng đối với chúng ta. Đặc biệt trong giai đoạn các phương tiện kỹ thuật phát triển tiên tiến, hiện đại, các yếu tố xanh trong các dịch vụ tài chính - thương mại cũng cần được quan tâm phát triển.
Nguồn năng lượng tự nhiên đang dần cạn kiệt do khai thác quá mức, một số nguồn năng lượng còn gây ảnh hưởng đến môi trường, tác động đến sức khỏe của con người. Vì thế nhà nước đang triển khai các dự án để đưa năng lượng sạch tiếp cận với người dân, phổ biến mức độ quan trọng mà nguồn năng lượng tái tạo có thể mang đến cho chúng ta. Sử dụng triệt để năng lượng tái tạo là góp phần giảm thiểu các rủi ro, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường. Chỉ khi tín dụng xanh được đưa vào hoạt động phổ biến tại các ngân hàng, các doanh nghiệp mới có đủ khả năng sử dụng nguồn vốn để đầu tư cho các kế hoạch khai thác dài hạn, hướng đến bảo vệ môi trường và hệ sinh thái nói chung.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Việc triển khai tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại còn chưa được đồng bộ, các chính sách vẫn chưa hoàn thiện và cần thời gian để giám sát, điều chỉnh hợp lý. Điều này cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đưa hình thức vay vốn tín dụng xanh thành một danh mục ưu tiên cho các doanh nghiệp trong cả nước.
Khi các dự án xanh được đưa vào hoạt động sẽ mang đến rất nhiều đổi thay cho đời sống người dân, diện mạo nông thôn và đô thị. Nguồn năng lượng tái tạo cần được nhấn mạnh tầm quan trọng để tiếp tục phát triển, định hướng sử dụng lâu dài và thay thế cho các năng lượng truyền thống.
Năng lượng xanh cần có sự góp sức của hình thức vay vốn tín dụng xanh để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Nguồn năng lượng này sẽ cải tạo môi trường, xây dựng ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường ngày một tốt hơn đối với mọi người. Đây là những bước tiến quan trọng, vượt bậc giúp nâng cao trải nghiệm đối với các hoạt động dịch vụ, thương mại trong tương lai.
Những thay đổi không ngừng của đời sống kinh tế - xã hội cũng chính là điều kiện thuận lợi để tín dụng xanh phát triển, hoàn thiện các chính sách và được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Đặc biệt các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng sẽ phát huy được vai trò của mình trong việc cung cấp nguồn vốn, xoay dòng tiền để phát triển các ngành nghề, lĩnh vực đa dạng nhưng không quên nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Đối với tín dụng xanh chúng ta cần có một cái nhìn khái quát và chi tiết để hiểu được những thuận lợi và thách thức khi thực hiện mô hình này tại các tổ chức kinh doanh, công ty và doanh nghiệp. Bởi vì chính những hiểu biết sâu sắc ấy sẽ thúc đẩy việc áp dụng, sử dụng tín dụng xanh đối với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam.