Bộ Tài chính đề xuất lập sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia
Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn và định hướng phát triển của quốc gia, cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với quốc tế và xu hướng phát triển thị trường tín chỉ carbon toàn cầu, góp phần tận dụng tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước trong việc tham gia hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Bảo đảm thị trường tín chỉ carbon trong nước hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện quốc gia và thông lệ quốc tế; hài hòa lợi ích của các chủ thể trên thị trường tín chỉ carbon, tăng sức cạnh tranh của quốc gia theo hướng phát triển kinh tế phát thải ít carbon và tăng trưởng xanh gắn liền với phát triển bền vững.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Loạt doanh nghiệp vi phạm đất đai bị bêu tên
Theo Công văn số 5460-STNMT-TTR, Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh công khai vi phạm pháp luật đất đai về thuê đất, chậm đưa đất vào sử dụng và sử dụng đất sai mục đích đối với 8 trường hợp vi phạm pháp luật đất đai.
Cụ thể, Công ty CP Thuỷ sản biển Miền Trung (xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà) chưa triển khai thực hiện dự án, thuộc trường hợp dự án đã chậm tiến độ quá 24 tháng so với tiến độ quy định nhưng chưa làm các thủ tục gia hạn, điều chỉnh theo quy định với diện 37,11ha.
HTX Trần Phú (xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà) chậm tiến độ sử dụng đất với diện tích 5.573ha, đến nay, Công ty chưa thực hiện thủ tục gia hạn sử dụng đất.
Công ty TNHH thương mại Hợi Đồng (xã Thạch Long, huyện Thạch Hà) chậm tiến độ sử dụng đất với diện tích đất 1.08ha. Sở TN&MT đã có Văn bản đề nghị UBND tỉnh gia hạn tiến độ sử dụng đất nhưng chưa được gia hạn.
Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao (Cụm công nghiệp Phù Việt, xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà) chậm tiến độ sử dụng đất với diện tích đất 0.96ha. Sở TN&MT đã có Văn bản đề nghị UBND tỉnh gia hạn tiến độ sử dụng đất nhưng chưa được gia hạn.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Hà Nội 2 lần yêu cầu thanh tra dự án Vành đai 2,5
Văn phòng UBND TP Hà Nội yêu cầu thanh tra thành phố khẩn trương thực hiện chỉ đạo về việc thanh tra dự án đối ứng BT thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 2,5.
Giữa tháng 12/2023 vừa qua, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi Thanh tra TP Hà Nội khẩn trương thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố về việc xem xét thanh tra dự án đầu tư liên quan đối ứng cho dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2,5 (đoạn đường Đầm Hồng - quốc lộ 1A) thuộc quận Hoàng Mai theo hình thức hợp đồng BT (Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Đại Kim - Định Công mở rộng).
Xem thêm TẠI ĐÂY
Điểm tên ba dự án điện mặt trời "dính" vi phạm ở Khánh Hòa
Theo Phụ lục 08 kèm thông báo KLTT, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến năm 2035 được UBND tỉnh lập, Bộ Công Thương phê duyệt tại quyết định số 2935/QĐ-BCT ngày 31/7/2017, có giai đoạn quy hoạch dài hơn quy hoạch điện VII điều chỉnh. Điều này là không phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật số 24/2012/QH13.
Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh theo từng dự án riêng lẻ là thực hiện không đúng nguyên tắc chung trong Quy hoạch phát triển điện lực quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư 43/2013/TT-BCT.
Quy hoạch phát triển điện mặt trời (ĐMT) tỉnh Khánh Hòa không được UBND tỉnh lập, trình Bộ Công thương phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án ĐMT tại Việt Nam.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Năm 2024 cần tối thiểu 28,4 triệu tấn xăng dầu
Đây là yêu cầu được Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nêu tại cuộc họp đại diện các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thực hiện giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Báo cáo của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho thấy, tổng nguồn xăng dầu các loại nhập khẩu, mua từ nguồn sản xuất trong nước và pha chế thực hiện cả năm 2023 ước khoảng 26,02 triệu m3/tấn.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Chân dung ông chủ DRH Holdings, doanh nghiệp vừa bị UBCKNN xử phạt
Ngày 5/1/2024, Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 06/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP DRH Holdings (Địa chỉ trụ sở chính: 67 Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM).
Cụ thể, DRH Holdings chậm công bố thông tin đến Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu, hạn công bố thông tin ngày 31/3/2023.
Tiếp đó, DRH Holdings bị phạt 25 triệu đồng do không đưa nội dung thù lao của từng Thành viên HĐQT, tiền lương của Tổng giám đốc và người quản lý khác thành mục riêng trong báo cáo tài chính năm 2021.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Chính phủ khuyến khích ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Chính phủ khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Đây là 1 trong những nội dung có trong Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 vừa được Chính phủ ban hành ngày 8/1.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính chung cả năm 2023, lãi suất huy động đã giảm bình quân 2,5 - 3 điểm % so với đầu năm. So với giai đoạn Covid-19, lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng đang thấp hơn khoảng 0,5 điểm phần trăm, nhưng lại tương đồng ở kỳ hạn 6-9 tháng.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Năm 2024 những yếu tố thuận lợi và khó khăn nào sẽ làm tác động đến thị trường chứng khoán?
Kinh tế Việt Nam quý 4/2023 tiếp tục xu hướng phục hồi từ các động lực tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới vẫn đang gây ra nhiều khó khăn đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Khu vực sản xuất tăng thấp so với giai đoạn trước đại dịch, hoạt động doanh nghiệp gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng nội địa chững lại.
Agriseco Research kỳ vọng năm 2024 các yếu tố như đầu tư công, vốn FDI và các chính sách hỗ trợ kích thích tiêu dùng của Chính phủ sẽ là các động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2024, Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6 - 6,5% đồng thời tiếp tục duy trì lạm phát ổn định khoảng 4 - 4,5%.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Năm 2024 người mua nhà quan tâm đến loại hình bất động sản nào?
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, dù thị trường bất động sản (BĐS) vẫn còn rất khó khăn nhưng vẫn có căn cứ để khẳng định về triển vọng phục hồi trở lại và tiếp tục tăng trưởng.
Động lực lớn cho sự phục hồi trở lại đến từ tinh thần nỗ lực tháo gỡ vướng mắc pháp lý, vướng mắc lớn nhất của thị trường BĐS, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho hàng trăm dự án BĐS để kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh, từ đó tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, thị trường vốn, tín dụng được thể hiện tại Nghị quyết số 18 ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Nhà băng nào trong “tứ trụ” ngân hàng đạt lợi nhuận cao nhất trong năm 2023?
Mới đây, tại Hội nghị tổng kết công tác Đảng, hoạt động kinh doanh năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 diễn ra vào ngày 4/1, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) ước tính lợi nhuận trước thuế cả năm đạt khoảng 25,3 nghìn – 25,4 nghìn tỷ đồng, tăng từ 14,5 - 15% so với năm 2022 nhưng vẫn thấp hơn kì vọng đặt ra là 26,2 nghìn tỷ đồng.
Đến cuối năm 2023, tổng tài sản của Agribank vượt mốc 2 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,88 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,54 triệu tỷ đồng, trong đó trên 65% dư nợ cho vay phục vụ phát triển "Tam nông".
Các tỷ lệ an toàn hoạt động đảm bảo quy định. Nợ xấu dưới 2%. Kết quả kinh doanh đạt hiệu quả theo mục tiêu đề ra. Năm 2023, Agribank tiếp tục là một trong những doanh nghiệp có đóng góp lớn nhất đối với ngân sách Nhà nước.
Xem thêm TẠI ĐÂY