Tạ Nhị ·
44 tuần trước
 8923

Điểm tin nổi bật trong ngày 14/11/2023

Tin tức nổi bật ngày 14/11/2023 được cập nhật trên trang VnGreen có những nội dung sau:

Giá vàng hôm nay (ngày 14/11) bao nhiêu một lượng?

Hôm nay giá vàng 9999 được DOJI được niêm yết ở mức 69,40 triệu đồng/lượng mua vào và 70,30 triệu đồng/lượng bán ra.

Tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 69,55 – 70,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Còn giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 69,55 – 70,28 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 69,55 – 70,48 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Xem thêm TẠI ĐÂY

Bất thường vụ đấu giá 3 mỏ cát ở Hà Nội: Thủ tướng yêu cầu rà soát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 1087/CĐ-TTg ngày 11/11/2023 về việc tăng cường quản lý thực hiện đấu giá quyền cấp quyền khai thác khoáng sản, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo nội dung Công điện, trong thời gian qua, nhiều địa phương đã tổ chức đấu giá công khai, minh bạch cấp quyền khai thác khoáng sản, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần bổ sung nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, trên địa bàn Thành phố Hà Nội vừa qua, kết quả trúng đấu giá cấp quyền khai thác 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, có yếu tố bất thường, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, có thể tạo ra hiệu ứng đối với phát triển kinh tế - xã hội và thị trường vật liệu xây dựng.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Hà Nội triển khai dự án Thành phố thông minh phía Bắc Thành phố

Ngày 11/11 vừa qua, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội - Liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã công bố triển khai Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội. Đây là công trình có thiết kế quy mô lớn, thể hiện ý tưởng và công nghệ mới, được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết những vấn đề về hạ tầng hiện nay của thủ đô như giao thông, năng lượng, giáo dục, y tế, môi trường.

Dự án nằm trên địa bàn 3 xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ của huyện Đông Anh, Hà Nội, có tổng diện tích gần 272 ha, với mức đầu tư dự kiến gần 4,2 tỷ USD. Vài năm nay, người dân địa phương rất kỳ vọng công trình sớm được triển khai, đi vào hoạt động.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Mức giá và lộ trình tăng giá dịch vụ Dự án Vành đai 4

UBND TP. Hà Nội vừa có Công văn số 3476/UBND-ĐT gửi Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), UBND 2 tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên đề nghị thống nhất giá và lộ trình tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc áp dụng cho Dự án thành phần 3 – cao tốc Vành đai 4 Hà Nội.

Theo UBND TP Hà Nội, dự án thành phần 3 có mức giá sử dụng dịch vụ đường cao tốc cơ sở là 1.900 đồng/xe tiêu chuẩn/km, thời gian dự kiến đưa vào khai thác là năm 2027; lộ trình giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc được điều chỉnh tăng 3 năm/lần cho đến thời điểm hoàn vốn.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Đấu giá cao “bất thường” 3 mỏ cát tại Hà Nội: Chuyên gia nói gì?

Nhắc đến câu chuyện đấu giá 3 mỏ cát tại Hà Nội mới đây với mức chênh giá trúng so với giá khởi điểm vài trăm lần, các chuyên gia cho rằng cần rà soát lại quy định trong đấu giá để đảm bảo tính minh bạch.

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP Hà Nội cho biết sở này đang rà soát báo cáo UBND TP Hà Nội để thành phố tổng hợp, báo cáo Thủ tướng vụ đấu giá 3 mỏ cát trị giá gần 1.700 tỉ đồng. Hiện các doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện quy trình, nghĩa vụ tài chính sau đấu giá.

Trước đó, Sở TN-MT Hà Nội tổ chức đấu giá thành công quyền khai thác 3 mỏ cát: Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu (huyện Ba Vì), Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm). Hơn 70 tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá từ 9 giờ ngày 5 đến gần 6 giờ sáng 6/11.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Các “ông lớn” bất động sản nói gì trong cuộc họp "nóng" với NHNN và Bộ Xây dựng?

Hội nghị do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đồng chủ trì.

Tham dự Hội nghị còn có đại diện các bộ gồm Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp. Các vụ, cục thuộc NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và Tổng giám đốc của 14 tổ chức tín dụng có trụ sở tại Hà Nội (có dư nợ tín dụng bất động sản trên 20.000 tỷ đồng)....

Xem thêm TẠI ĐÂY

FLC sắp tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023

CTCP Tập đoàn FLC (Mã UPCoM: FLC) mới đây đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023.

Theo đó, vào ngày 1/12/2023 tới đây, CTCP Tập đoàn FLC dự kiến sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023, trong đó có nội dung báo cáo kết quả tái cơ cấu của tập đoàn.

Theo Nghị quyết của HĐQT CTCP Tập đoàn FLC, thời gian và địa điểm họp sẽ được thông báo tới cổ đông sau.

Xem thêm TẠI ĐÂY

NHNN: 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường bất động sản

Tại hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội ngày 13/11, bà Hà Thu Giang –Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, tính đến 30/09/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS của các TCTD đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022 (chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế). Theo đó, tín dụng BĐS tập trung vào mục đích tiêu dùng tự sử dụng chiếm 64% và dư nợ đối với hoạt động kinh doanh BĐS chiếm tỷ trọng 36% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS.

Tuy vậy, trong 9 tháng đầu năm, tín dụng kinh doanh BĐS lại có sự tăng trưởng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung và cùng kỳ năm trước (lên tới 21,86%). Có thể thấy các giải pháp, nỗ lực của Chính phủ, ngành Ngân hàng và các Bộ, ngành, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường BĐS đang dần phát huy hiệu quả. Ngoài ra, các TCTD cũng tích cực triển khai cho vay theo các chương trình của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhà ở.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Thị trường điều chỉnh hấp dẫn hơn, tại sao vốn ngoại vẫn chưa trở lại?

Theo thống kê từ FiinTrade, trong tháng 10/2023, dòng vốn nước ngoài bao gồm ETF và chủ động vẫn tiếp tục ở trạng thái rút ròng 2,6 nghìn tỷ đồng, nâng tổng giá trị rút ròng lũy kế từ đầu năm lên gần 11,2 nghìn tỷ đồng.

Lưu ý, so với tháng 9, quy mô rút ròng trong tháng 10/2023 đã giảm nhờ dòng tiền quay lại các quỹ ETFs khi thị trường điều chỉnh mạnh. Theo đó, giá trị vào ròng ở các quỹ ETFs đạt 1,3 nghìn tỷ đồng, tập trung ở quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF 1,2 nghìn tỷ đồng, trong khi dòng vốn chủ động chịu áp lực rút ròng mạnh hơn 4 nghìn tỷ đồng.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Thực hiện thống kê tăng trưởng xanh trong lĩnh vực vốn đầu tư, trái phiếu, tín dụng từ ngày 15/12

Tại Thông tư cho hay, Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh là cơ sở giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cả nước.

Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh sẽ có 4 mục tiêu chính: 

Thứ nhất, giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP;

Thứ hai, xanh hóa các ngành kinh tế, bao gồm các lĩnh vực: năng lượng; giao thông vận tải; nông nghiệp; thương mại – dịch vụ; công nghệ; vốn đầu tư, trái phiếu, tín dụng: tài nguyên rừng; tài nguyên khoáng sản; tài nguyên nước;

Thứ ba, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; 

Thứ tư, xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.

Xem thêm TẠI ĐÂY