Vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ: Đã xác định được số người tử vong, bắt giam chủ chung cư
Tối ngày 13/9, CSĐT CATP Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố vụ án, lệnh bắt tạm giam đối với Nghiêm Quang Minh (SN 1979) trú tại Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội về tội Vi phạm quy định về PCCC theo điều 313 Bộ Luật Hình sự, quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam đã được Viện KSND TP phê chuẩn.
Nghiêm Quang Minh chính là chủ toà chung cư mini số 37, ngách 20/70, phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, nơi xảy ra vụ hoả hoạn vào đêm ngày 12/9 khiến nhiều người chết và bị thương.
Theo công an TP Hà Nội, tính đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng đã xác định được 56 người tử vong và 37 người bị thương. Trong đó, đã xác định được danh tính của 39/56 người tử vong.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Đà Nẵng: Cá chết nổi trắng kênh Đa Cô gây ô nhiễm môi trường
Chiều 13/9, ông Huỳnh Trung Nhân - Phó Giám đốc Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng cho biết hiện đơn vị đã cử nhân viên đi vớt cá chết, đồng thời tiến hành xử lý môi trường kênh Đa Cô (quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) và các hồ điều hòa lân cận.
Trước đó, theo ghi nhận của Phóng viên tại kênh Đa Cô vào trưa ngày 13/9 xuất hiện tình trạng cá chết nổi trắng mặt kênh. Tại khu vực cống kênh cá chết dồn trắng mặt kênh. Tình trạng này diễn ra nhiều ngày nay, do xác cá bị phân hủy bốc mùi hôi thối nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Chung cư mini có phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy hay không?
Chung cư mini hay còn được gọi là căn hộ, ý chỉ các căn hộ do cá nhân hoặc hộ gia đình xây dựng. Điều này khác với các dự án chung cư được đầu tư bởi các doanh nghiệp, công ty trong lĩnh vực bất động sản.
Theo định nghĩa chi tiết được nêu tại Điều 22 Nghị định 71, quyết định số 24/2014/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội, chung cư mini là loại hình nhà ở do cá nhân/hộ gia đình xây dựng có từ 2 tầng trở lên, trong đó mỗi tầng sẽ có từ 2 phòng được thiết kế và xây dựng theo quy mô khép kín, diện tích sàn tối thiểu phải đạt 30m2.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Lỗ hổng phòng cháy chữa cháy tại chung cư mini
Vụ cháy làm nhiều người thương vong ở chung cư mini trong hẻm 29/70 Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) vào đêm qua, một lần nữa dấy lên lo ngại về sự an toàn của dạng công trình nhà ở này.
Theo nhiều cư dân, chung cư này được xây dựng từ rất lâu với chức năng là tòa nhà hỗn hợp và khi hoàn thành chủ đầu tư đã bán từng căn hộ cho người có nhu cầu , tuy nhiên tầng lửng vẫn do chủ đầu tư quản lý. Thời điểm xảy ra vụ cháy, tầng lửng được cho thuê lại để kinh doanh ăn uống mặc cho hơn 170 cư dân sinh sống tại đó phản đối quyết liệt.
Trong khi đó, hồi tháng 5 vừa qua, một vụ cháy cũng xảy ra tại tầng 3 của một chung cư mini trong ngách 20, ngõ 426 Đường Láng (quận Đống Đa) khiến nhiều cư dân vội vã tháo chạy. Nguyên nhân ban đầu của vụ cháy là do chập điện bình nóng lạnh.
Cuối tháng 10/ 2022, vụ cháy chung cư mini ở ngõ 132 Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) đã khiến lực lượng chức năng phải điều động 4 xe chữa cháy cùng hơn 20 cán bộ, chiến sĩ tới hiện trường dập lửa, giải cứu 11 người. Được biết, chung cư xảy ra cháy có 6 tầng và một tum, diện tích mỗi tầng khoảng 50m2.
Tất cả các vụ cháy kể trên đều để lại những hậu quả nặng nề và đau xót. Vậy điều gì khiến các vụ cháy nổ ra liên tiếp và do đâu mà không thể ngăn cản kịp thời vụ cháy nổ?
Xem thêm TẠI ĐÂY
Tổng kiểm tra phòng cháy chữa cháy toàn bộ chung cư mini, nhà cho thuê trọ
Ngày 13/9, Bộ Công an có Điện gửi Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH); Công an các địa phương về việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC&CNCH, xử lý các tình huống cháy, nổ, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt là đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư mini), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao.
Công Điện nêu rõ: Thời gian qua, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai quyết liệt công tác PCCC.
Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện, nhất là ở cấp cơ sở còn hạn chế, tình hình cháy, nổ vẫn diễn biến phức tạp, như vụ cháy nhà ở nhiều căn hộ tại địa chỉ số 37 ngõ 29/70, phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội ngày 12/9/2023 gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch
Lồng ghép các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK) là vấn đề còn mới đối với Việt Nam, đặc biệt là các địa phương. Việc lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH vào CQK vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đây là cách tiếp cận nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH một cách hiệu quả.
Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban Thông tư gồm 06/2023/TT-BTNMT về Hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch. Thông tư gồm 04 chương, 19 điều hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Các chuyên gia góp ý gì về cao tốc đường Vành đai 4 Hà Nội?
Dự án cao tốc có tổng mức đầu tư là 55.052 tỷ đồng, tổng chiều dài 113,52km trên địa bàn 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Trong đó, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách là 26.596 tỷ đồng; nguồn vốn đầu tư BOT bao gồm lãi vay là 28.400 tỷ đồng; thời gian thu phí 25 năm. Dự án được chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022, cơ bản sẽ hoàn thành năm 2026 và đưa vào sử dụng năm 2027.
Mới đây, tại Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội". Các nhà chuyên gia đã tập trung đưa ra ý kiến về phương án kết nối và tổ chức giao thông, quyền lợi nhà đầu tư, việc sử dụng, khai thác quỹ đất tại khu vực nút giao, nhu cầu vật liệu...
Xem thêm TẠI ĐÂY
Giá nhà ở TP.HCM, Hà Nội đắt đỏ ra sao?
Giá nhà tại TP.HCM, Hà Nội cao hơn lần lượt 32 lần và 18 lần thu nhập của người dân, chỉ số này cao hơn nhiều so với các thành phố khác trong khu vực như Seoul, Tokyo, Hong Kong, Thượng Hải.
Đây là các số liệu được đưa ra tại Báo cáo Chỉ số về khả năng chi trả nhà ở tại Châu Á Thái Bình Dương năm 2023 của Viện Đất đai đô thị (ULI) - tổ chức tư vấn nhằm thúc đẩy các phương pháp hữu hiệu trong phát triển khu dân cư và giải quyết các vấn đề nhà ở tại khu vực.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Các dự án nào ở Nghệ An bị chấm dứt hoạt động do chậm tiến độ mới nhất tháng 9/2023?
Trước đó, ngày 12/9/2023, UBND tỉnh Nghệ An có công văn số 2842 quyết định phê duyệt kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành năm 2022 về việc kiểm tra các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An (đợt 2). Theo đó, quyết định trên là phê duyệt kết quả kiểm tra đợt 2 của đoàn kiểm tra liên ngành theo Quyết định số 3088/QĐ-UBND ngày 10/10/2022 của UBND tỉnh.
Cụ thể với các nội dung chính như sau: Chấm dứt hoạt động, hủy bỏ các văn bản pháp lý có liên quan đối với 7 dự án: Dự án Trường mầm non quốc tế Kids House do Công ty TNHH Đầu tư giáo dục và giải trí Tuổi Thơ làm chủ đầu tư tại phường Quán Bàu, TP. Vinh; Dự án mở rộng nhà máy cấu kiện bê tông đúc sẵn và các sản phẩm bê tông dự ứng lực do Công ty TNHH Hòa Hiệp làm chủ đầu tư tại xã Nam Giang, huyện Nam Đàn; Dự án cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng do Công ty CP Đầu tư dịch vụ & thương mại Hân Châu làm chủ đầu tư tại xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Hiện tình hình kinh doanh của Bamboo Capital ra sao?
Bamboo Capital (BCG) - một cái tên mới nổi trên thị trường bất động sản và năng lượng của Việt Nam.
Nói về mảng bất động sản, BCG Land - công ty con của Bamboo Capital có quy mô tài sản thuộc top đầu trong số các doanh nghiệp bất động sản trên sàn chứng khoán. Tính đến cuối năm 2022, BCG Land ghi nhận tổng tài sản đạt 11.557 tỷ đồng, thuộc top 25 trên thị trường chứng khoán (TTCK) (ngang ngửa với ông lớn địa ốc mới nổi Sunshine Homes).
Xem thêm TẠI ĐÂY