“Phủ sóng" xe điện - Hiện thực hóa "giấc mơ xanh" một cách bền vững
Năm 2023, Việt Nam chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành công nghiệp xe điện. Tuy nhiên để có thể phát triển tương xứng với tiềm năng đồng thời đẩy mạnh bảo vệ môi trường, ta vẫn cần giải pháp để loại bỏ nút thắt. Xuất phát từ người tiêu dùng, tăng cường trụ sạc điện, nguồn điện cho phương tiện giao thông điện vận hành là điều cần chú trọng đầu tiên.
Để xây dựng cơ sở hạ tầng, quan trọng là xây trạm sạc ở đâu, số lượng bao nhiêu cần sự tham gia của cơ quan quản lý. Rõ ràng vai trò của Nhà Nước trong việc xây dựng chính sách, quy định là điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp mở rộng và triển khai trụ sạc điện trên toàn quốc.
Ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phát biểu tại tọa đàm “Hạ tầng cho xe điện tại Việt Nam” chia sẻ một số giải pháp như xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ vượt trội nhằm thu hút FDI, áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những giải pháp. Ông cũng nhấn mạnh quy hoạch cơ sở hạ tầng không thuộc trách nhiệm của riêng bộ nào, địa phương và các ban ngành có thể ngồi lại để thống nhất phương án chung.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Ứng phó mưa lớn miền Trung: Chú ý khả năng mất an toàn hồ chứa
Đây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành tại cuộc họp nhận định, đánh giá diễn biến, chỉ đạo công tác dự báo, cảnh báo phục vụ công tác phòng ngừa, ứng phó với tình hình mưa lũ tại miền Trung, chiều 14/10, tại Hà Nội.
Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia) cho biết, trong những ngày vừa qua, ở nhiều địa phương khu vực miền Trung đã xảy ra mưa lớn. Trong những ngày tới, tình hình mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất được dự báo còn tiếp tục có diễn biến phức tạp.
Tổng lượng mưa từ 19h ngày 10/10 đến 13h ngày 14/10, ở khu vực 5 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam tổng lượng mưa từ 150 đến hơn 700mm. Có điểm cá biệt hơn 1100mm. Tại Hà Tĩnh lượng mưa 150-350 mm, có nơi trên 550 mm. Khu vực Quảng Bình , phía Bắc 200-300 mm, có nơi trên 350 mm; phía Nam 100-200 mm. Khu vực Quảng Trị 150 – 300 mm, có nơi trên 400 mm. Khu vực tỉnh Thừa Thiên – Huế 400 – 800 mm, có nơi trên 1000 mm (như ở Hương Trà). Thành phố Đà Nẵng 400 – 700 mm, có nơi trên 700 mm. Khu vực Quảng Nam 250 – 550 mm, có nơi trên 700 mm.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Chất thải độc hại là gì? Chất thải của thành phố có “vô dụng” như ta nghĩ?
Chất thải độc hại là các chất thải có thể sinh ra do các hoạt chất công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp. Các chất thải độc hại có thể là các chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất thải độc hại có thể là các chất thải độc hại không nói đến các chất sệt. Trong định nghĩa chất thải độc hại không nói đến các chất thải sinh hoạt, nhưng thật ra rất khó phân biệt một cách hoàn toàn điện chất thải công nghiệp với chất thải sinh hoạt. Chất thải độc hại không bao gồm chất thải phóng xạ vì các loại chất thải này đã được hầu hết các nước phân cách và tổ chức quản lý riêng.
Độ độc hại của các chất thải độc hại rất khác nhau, có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hóa phân hủy chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các huydroxyt khác. Những chất thải có chứa những hóa chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axit hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hóa chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây ra các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Ngôi Sao Gia Định dự kiến lui thời hạn thanh toán lô trái phiếu 400 tỷ
Vừa qua, Công ty CP Đầu tư Ngôi Sao Gia Định đã có văn bản số 03/NQ-NSHTT/GDSCH2123001 công bố về việc thay đổi thời hạn thanh toán lãi trái phiếu.
Theo đó, tại lô trái phiếu GDSCH2123001 có trị giá 400 tỷ sẽ được thanh toán tới tiến độ:
Đợt 1: ngày 10/08/2023, thanh toán 35% tổng tiền lãi Trái phiếu của Kỳ tính lãi thứ chín.
Đợt 2: ngày 18/08/2023, thanh toán 20% tổng tiền lãi trái phiếu của Kỳ tính lãi thứ chín và Lãi chậm trả lãi của đợt thanh toán theo quy định.
Đợt 3: Chậm nhất ngày 30/09/3023, thanh toán 45% tổng tiền lãi trái phiếu của Kỳ tính lãi thứ chín và Lãi chậm trả lãi của đợt thanh toán theo quy định.
Ngôi Sao Gia Định dự kiến sẽ điều chỉnh đợt 3 sang thành 2 đợt thanh toán khác ngày 28/09/2023, thanh toán 10 % và chậm nhất ngày 28/12/2023 sẽ thanh toán 35% tổng tiền lãi trái phiếu của Kỳ tính lãi thứ chín và Lãi chậm trả lãi của đợt thanh toán theo quy định tại Các điều kiện Trái Phiếu.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Hà Nội xác minh chung cư mini 200 phòng xây sai phép
Sau thảm hoạ cháy chung cư mini ở ngách 29/70 phố Khương Hạ (Thanh Xuân), Hà Nội tổng kiểm tra, rà soát 100% các cơ sở, nhà ở nhiều căn hộ, nhà cho thuê trọ trên địa bàn quản lý, đặc biệt là chung cư mini.
Tại huyện Thạch Thất - nơi được coi như "thủ phủ" chung cư mini mới của Hà Nội, chính quyền địa phương vào cuộc, lập đoàn kiểm tra liên ngành về PCCC&CNCH, trật tự xây dựng đối loại hình này và phát hiện loạt vi phạm, tồn tại. Đồng thời, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với các trường hợp vi phạm.
Qua đó phái hiện loạt sai phạm của tòa nhà mang tên “Chung cư cao cấp My House” nằm trên đường Phú Hữu (thôn 1, xã Tân Xã) có quy mô "khủng" 9 tầng với gần 200 căn hộ, trước đó chính quyền sở tại đã thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Chung cư mini xây sai phép ở Thạch Thất, trách nhiệm thuộc về ai?
Vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã yêu cầu tổng kiểm tra, rà soát tất cả các chung cư mini trên địa bàn thành phố để có hướng xử lý phù hợp.
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, huyện Thạch Thất đã lập đoàn kiểm tra liên ngành về PCCC&CNCH, trật tự xây dựng đối với loại hình này và phát hiện hàng loạt vi phạm, tồn tại. Đồng thời, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với các trường hợp vi phạm.
Qua rà soát, cơ quan chức năng phát hiện tòa chung cư mini không phép có tên My House ở xã Tân Xã (huyện Thạch Thất) quy mô lên đến 9 tầng với gần 200 căn hộ cho thuê. Chủ đầu tư công trình là ông Nguyễn Minh Công.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Tình hình nợ xấu: Vượt 6%
Tuy vậy, NHNN cho hay, tỷ lệ nợ xấu trên đã bao gồm cả 5 ngân hàng đang thuộc diện kiểm soát đặc biệt đó là: Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Đông Á (Dong A Bank), Xây Dựng (CBBank), Đại Dương (OceanBank) và Dầu khí Toàn cầu (GPBank). Còn nếu loại trừ 5 ngân hàng trên thì tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các ngân hàng hiện ở mức 1,92%.
Trường hợp tính nợ xấu nội bảng cộng thêm các khoản nợ xấu bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống tổ chức tín dụng (gồm các khoản được giữ nguyên nhóm, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn thành nợ xấu, các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái...), tỷ lệ này là 6,16%, tương đương 768.000 tỷ đồng.
Trước đó, vào ngày 8/10, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký báo cáo gửi đến Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho hay, tín dụng nền kinh tế tính đến ngày 21/9/2023 đạt trên 12,62 triệu tỷ đồng (tăng 5,91% so với cuối năm 2022).
Xem thêm TẠI ĐÂY