Tạ Nhị ·
1 năm trước
 8890

Điểm tin nổi bật trong ngày 16/8/2023

Tin tức nổi bật ngày 16/8/2023 được cập nhật trên trang VnGreen có những nội dung sau:

Thành phố xanh: Khái niệm, tiêu chí và phương pháp đánh giá áp dụng cho Hà Nội

Bài báo trình bày các quan niệm, chí số, chỉ tiêu và phương pháp cũng như kết quả đánh giá thành phố xanh của các nước phát triển trên thế giới, trên cơ sở đó phân tích các vấn đề có liên quan đến thành phố Hà Nội.

Bài báo trình bày các quan niệm, chí số, chỉ tiêu và phương pháp cũng như kết quả đánh giá thành phố xanh của các nước phát triển trên thế giới. Trên cơ sở đó phân tích các vấn đề có liên quan đến thành phố Hà Nội hướng tới mục tiêu trở thành “Thành phố xanh” vào năm 2050 theo “Quyết định Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 222/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 02 năm 2012”. Bài báo nhấn mạnh yêu cầu biên soạn Bộ chỉ số và chỉ tiêu “thành phố xanh” và áp dụng trong việc thực hiện Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Thành phố xanh: Khái niệm, tiêu chí và phương pháp đánh giá áp dụng cho Hà Nội

TP.HCM là một trong những thành phố sầm uất nhất bậc nhất của Việt Nam. Tuy nhiên cùng với sự phát triển, TP.HCM đang phải đối mặt với vấn đề “nhức nhối” lớn của rác thải nhựa đối với môi trường.

TP.HCM là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một "siêu đô thị" trong tương lai gần. Đây còn là trung tâm kinh tế, văn hóa, giải trí và giáo dục tại Việt Nam. TP.HCM là hành phố trực thuộc Trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, TP.HCM hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095 km2. Tổng dân số TP.HCM tính đến ngày 1/6/2023 là gần 8,9 triệu người.

Xem thêm TẠI ĐÂY

TP.HCM ủy quyền cho địa phương lập hội đồng thẩm định giá đất

UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định uỷ quyền cho UBND TP.Thủ Đức và các quận - huyện quyết định giá đất cụ thể và thành lập hội đồng thẩm định giá đất.

Cụ thể, UBND TP.Thủ Đức và các quận – huyện được uỷ quyền quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư;

Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; xác định giá đất đối với diện tích đất vượt hạn mức khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; xác định giá khởi điểm để đấu giá đất.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm cho 58 dự án điện tái tạo

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến ngày 11/8, đã có 18 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại lên lưới, còn 6 dự án chưa gửi hồ sơ đàm phán.

Cụ thể, đã có 18 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp với tổng công suất 952,12MW đã hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại lên lưới.

79/85 dự án với tổng công suất 4.449,86MW gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện; trong đó có 67 dự án (tổng công suất 3.849,41MW) đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công Thương).

EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 59/67 dự án.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Thanh tra vào cuộc dự án điện mặt trời 14 triệu USD “đắp chiếu”

Theo đó, dự án điện năng lượng mặt trời được triển khai từ năm 2012 cho các xã vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới ở tỉnh Quảng Bình. Nguồn vốn của dự án được triển khai qua Hiệp định vay vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc với tổng vốn gần 14 triệu USD. Khu vực triển khai dự án gồm 8 xã của 4 huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Minh Hóa với gần 1.300 hộ dân và 78 cơ quan, dịch vụ công.

Thời điểm bắt đầu dự án, tỉnh Quảng Bình thành lập Ban quản lý dự án cấp điện bằng năng lượng mặt trời, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Bình. Dự án được tư vấn bởi đơn vị Dohwa; nhà thầu KT Corporation của Hàn Quốc trúng thầu xây dựng.

Đến cuối năm 2019, dự án được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên hệ thống điện mặt trời này vừa sử dụng một thời gian thì nhiều thiết bị bị hư hỏng, thậm chí là hư hỏng khi mới nghiệm thu. Nhiều nơi dự án triển khai nhưng vẫn không có điện sử dụng.

Trước tình trạng trên, tháng 7 vừa qua UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh thực hiện thanh tra đối với dự án ĐMT để làm rõ những vấn đề bất ổn liên quan đến dự án. Kết quả cuộc thanh tra sẽ là căn cứ cho UBND tỉnh xem xét, quyết toán để kết thúc dự án.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Vì sao lãi suất giảm nhưng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng?

Theo báo cáo vừa được công bố bởi Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lãi suất huy động đã giảm liên tục 5 tháng. Trong tháng 7, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng và 6 tháng bình quân là 7% và 6,5%, lần lượt giảm 36 và 31 điểm cơ bản so với tháng trước.

Mặt khác, các thống kê của chúng tôi tại 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính cho thấy, dù lãi suất huy động đã giảm sâu, song tốc độ tăng trưởng tiền gửi của khách hàng tại các nhà băng lại tăng trở lại. Cụ thể, tính đến 30/06/2023, các nhà băng trên sàn chứng khoán ghi nhận tổng số dư tiền gửi khách hàng là gần 9,01 triệu tỷ, tăng gần 367 nghìn tỷ đồng (~4,2%) so với cuối tháng 3/2023. Trong khi hồi quý I/2023, tốc độ tăng trưởng tiền gửi chỉ là gần 310 nghìn tỷ đồng (3,7%). 

Xem thêm TẠI ĐÂY

Nhà băng nào nắm nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhất quý 2/2023?

Ngân hàng đứng đầu hệ thống về giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang nắm giữ là Ngân hàng Quân đội - MB Bank với 40.428 tỷ đồng TPDN sẵn sàng để bán, so với cuối năm trước giảm hơn 3.100 tỷ đồng.

Theo đó bao gồm cả trái phiếu có kỳ hạn từ 3 đến 15 năm với lãi suất từ 7,3% đến 13,8%/năm. Theo báo cáo tài chính, ngân hàng này cũng ghi nhận 22.715 tỷ đồng chứng khoán nợ chưa niêm yết tại mục chứng khoán kinh doanh, tăng vọt so với đầu năm.

Về tình hình kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm, ngân hàng có tổng thu nhập hoạt động đạt 23.490 tỷ đồng (tăng 2,7%), chủ yếu nhờ thu nhập lãi thuần tăng 13,5%, đạt 19.708 tỷ đồng.

Kết quả, nhà băng này lãi trước thuế 12.735 tỷ đồng (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước). Với kết quả này, MB đứng thứ 3 trong hệ thống về lợi nhuận sau Vietcombank (20.499 tỷ đồng), BIDV (13.862 tỷ đồng) và đứng trước VietinBank (12.531 tỷ đồng).

Xem thêm TẠI ĐÂY

Thị trường chứng khoán Việt Nam bị tác động thế nào khi tỷ giá bất ngờ "dậy sóng"?

Tại báo cáo mới công bố, Chứng khoán MBS nhấn mạnh quan điểm thận trọng trước đà tăng của tỷ giá trong thời gian gần đây. Cụ thể, trong hai tuần gần đây tỷ giá VND/USD biến động mạnh, tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm sau khi giữ ổn định và đi ngang trong tháng 7. So với thời điểm cuối tháng 7, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do tăng 170 đồng và hiện giao dịch ở mức 23.840 đồng/USD.

Tỷ giá trung tâm và liên ngân hàng lần lượt giao dịch ở mức 23.881 đồng/USD (tăng 123 đồng) và 23.918 đồng/USD (tăng 195 đồng). Tỷ giá VND/USD giao dịch tại các Ngân hàng Thương mại chiều bán ra phổ biến giao động quanh mức 24.120. Xét về mặt bằng chung, so với đầu năm tỷ giá VND/USD tăng 1,62% và tăng 2% so với mức thấp nhất năm được thiết lập trong tháng 5/2023.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Nhà băng nào được nới room tín dụng mạnh nhất?

Theo MBS tổng hợp, hai ngân hàng được nới room tín dụng mạnh nhất là MB và VPBank, từ 9% lên 24%. Đồng thời, đây cũng là hai nhà băng có hạn mức tăng trưởng tín dụng cao nhất hệ thống.

Trong đợt điều chỉnh vừa qua, ACB được nới từ 9,8% lên 15%; BIDV từ 9% lên 14,5%; VIB từ 9,5% lên 14,25%; VietinBank từ 8,3% lên 14%; Techcombank từ 9,5% lên 14%; TPBank từ 9,5% lên 14%, HDBank từ 10,5% lên 13,5%; Sacombank từ 7,4% lên 11%; Vietcombank giữ nguyên ở mức 9,7%.

Hầu hết các NHTM trong nửa đầu năm đều ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng tương đối phân tán giữa các NHTM. Các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với toàn ngành (6,0% so với cuối năm 2022) như HDBank (9,3%), MB (10,6%), MSB (12,7%), Techcombank (9,7%), và VPBank (10,1%). MBS cho hay, có 2 nguyên nhân chính dẫn tới điều này.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Dự án bất động sản chưa đủ điều kiện kinh doanh vẫn được vay tín dụng

Thông tin từ ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), ngày 14/8, ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã gửi thông tin cho HoREA, theo đó lãnh đạo NHNN giao cho Vụ trưởng Vụ Tín dụng cho kiểm tra lại để trích dẫn cho đúng quy định về điều kiện kinh doanh của Luật Kinh doanh bất động (nếu cần thiết).

Tiếp đó, ngày 15/8, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã hai lần gửi thông tin cho lãnh đạo HoREA và cho biết, chủ đầu tư vẫn được vay tín dụng.

Cụ thể, lãnh đạo HoREA cho biết đã tiếp tục đề nghị Thống đốc xem xét nên sửa Thông tư 06/2023/TT-NHNN cho chuẩn, bởi lẽ dự án bất động sản, dự án PPP thì chỉ cần đủ pháp lý chứ không phải là phải đủ điều kiện kinh doanh, để các tổ chức tín dụng dễ hiểu, dễ làm và các chủ đầu tư không gặp trở ngại khi đề xuất vay tín dụng.

Xem thêm TẠI ĐÂY