Tạ Nhị ·
43 tuần trước
 8956

Điểm tin nổi bật trong ngày 22/11/2023

Tin tức nổi bật ngày 22/11/2023 được cập nhật trên trang VnGreen có những nội dung sau:

Việt Nam đã phục hồi hơn 4 nghìn ha rừng ngập mặn

Ngày 21/11, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo quốc tế "Phát huy giá trị đa dụng của rừng ngập mặn cho mục tiêu giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu."

Hội thảo nhấn mạnh vai trò của rừng ngập mặn như nguồn tài nguyên quý giá của cộng đồng địa phương và là thành phần quan trọng của hệ sinh thái "carbon xanh".  Nhờ vậy, rừng ngập mặn trở thành một tài sản quý giá đối với tài chính carbon bền vững và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Việc bỏ qua rừng ngập mặn hoặc chuyển đổi rừng ngập mặn cho các mục đích sử dụng đất khác khiến lượng khí thải nhà kính quốc gia có thể bị đánh giá không sát với thực tế.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn đang chịu áp lực rất lớn từ hoạt động của con người trong khi vai trò của rừng trong giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu thường bị bỏ qua. Rừng ngập mặn tiếp tục bị chặt hạ để lấy gỗ/củi, chuyển đổi thành các dự án phát triển ven biển và nuôi trồng thủy sản. Việc chuyển đổi này gây ra một lượng lớn khí thải nhà kính, góp phần làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Dự án thủy điện 'thế chỗ' hơn 25 ha rừng tự nhiên tại Bình Định giờ ra sao?

Dự án Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn 4 được cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2008. Bộ Công Thương phê duyệt hiệu chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 5712/QĐ-BCT ngày 27/10/2008. Dự án có diện tích khoảng 93,86 ha nằm trên địa bàn hai xã Vĩnh Kim và Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh).

Dự án do Công ty CP Đầu tư Vĩnh Sơn làm chủ đầu tư, có công suất 18 MW và điện năng trung bình khoảng 80 triệu KWh/năm, với tổng mức đầu tư 621 tỷ đồng. Các hạng mục công trình chủ yếu gồm: hồ chứa, đập dâng, đập tràn, đê quây dọc, đê quây thượng và hạ lưu, cửa nhận nước, đường ống áp lực, nhà máy và kênh xả.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Liên tiếp xử phạt các doanh nghiệp vi phạm về môi trường

Mới đây, UBND tỉnh Long An đã xử phạt Công ty TNHH May Xuất Nhập khẩu Thành Trực do hành vi xả thải vượt quy chuẩn ra môi trường.

Theo đó, trước kiến nghị của người dân, Ủy ban Nhân Dân tỉnh Long An đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tình hình xả thải của một số doanh nghiệp trên địa bàn Phường 6, thành phố Tân An.

Sở Tài nguyên và Môi trường Long An đã tiến hành thanh tra hoạt động xả thải của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn May Xuất Nhập khẩu Thành Trực. Đoàn thanh tra đã lấy mẫu nước thải, kết quả phân tích có 3 thông số vượt so với Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp. Ngành chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp này với tổng số tiền hơn 79 triệu đồng.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Điểm mới trong lĩnh vực xây dựng, đất đai, PCCC

Số liệu báo cáo đánh giá tác động cho thấy, từ 2016 đến hết 2020, số vụ cháy, nổ tăng 2.526 vụ, tăng 29 người chết, tăng 15 người bị thương, thiệt hại về tài sản 576 tỷ đồng. Tính đến ngày 19/4/2023, hiện tại trên địa bàn Thành phố còn 2.601 công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động.

Do đó, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bổ sung, quy định về biện pháp bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô được xây dựng trên cơ sở kế thừa Điều 20 Luật Thủ đô năm 2012. Đồng thời có một số quy định mới, bổ sung, cụ thể như sau:

Mở rộng áp dụng việc nâng mức xử phạt vi phạm hành chính về phạm vi lĩnh vực (thêm 3 lĩnh vực quảng cáo, PCCC, an toàn thực phẩm) và địa bàn (trên toàn thành phố, so với Luật Thủ đô năm 2012, Luật Xử lý vi phạm hành chính việc nâng mức xử phạt chỉ áp dụng ở nội thành): HĐND Thành phố Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực: văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, PCCC, an toàn thực phẩm.

Cùng đó, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, nhà ở, xây dựng, PCCC đã bị lập biên bản vi phạm hành chính hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong một số trường hợp.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Giá chung cư tại các đô thị lớn được giá dự báo sẽ tiếp tục tăng?

Nhìn vào báo cáo của Savills cho thấy, nguồn cung chung cư mới trong quý 3/2023 giảm tới 47% theo quý và giảm 65% theo năm xuống 1.891 căn hộ hạng B. Việc nguồn cung ngày càng đi xuống khiến mặt bằng giá sơ cấp chung cư tiếp tục đẩy lên cao đạt 54 triệu đồng/m2 (tăng 2% theo quý và 13% theo năm). Có thể thấy, tại Hà Nội đến nay giá chung cư sơ cấp đã tăng 19 quý liên tiếp, cao hơn 77% so với quý I/2019.

Savills cho biết, năm 2023, tại Hà Nội có 9.500 căn hộ được bàn giao. Từ 2021 đến năm 2025,  mỗi năm số lượng căn bàn giao giảm 26%. Trong khi nguồn cung ra thị trường ngày càng hạn chế còn nhu cầu sở hữu nhà của người dân, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng lớn.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Novaland: Giảm 1.000 tỷ đồng giá trị vốn hợp tác kinh doanh với Đà Lạt Valley

Theo nghị quyết của Hội đồng quản trị Tập đoàn Novaland, hợp đồng nguyên tắc hợp tác kinh doanh với Đà Lạt Valley sẽ giảm xuống.

Theo đó, mới đây Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland; mã chứng khoán: NVL) đã thông qua việc sửa đổi hợp đồng nguyên tắc hợp tác kinh doanh và các phụ lục đính kèm giữa Novaland và Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley (kí vào năm 2021). Cụ thể, Novaland giảm giá trị vốn hợp tác kinh doanh từ 6.608 tỷ đồng xuống 5.608 tỷ đồng (giảm 1.000 tỷ đồng). Khoản bảo đảm cũng giảm từ gần 5.424 tỷ đồng còn gần 4.424 tỷ đồng, tương đương giảm 1.000 tỷ đồng.

Trong báo cáo tài chính hợp nhất của Novaland cho hay, tại thời điểm 30/9/2023, Đà Lạt Valley là công ty con của NVL, trong đó tỷ lệ sở hữu 72,62%.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Bộ Tài chính: Lùi thời hạn chuyển cổ phiếu từ sàn HNX qua sàn giao dịch HOSE

Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 69/2023/TT-BTC quy định thời hạn chuyển toàn bộ cổ phiếu giao dịch từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE).

Theo đó, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 69/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 57/2021 quy định lộ trình sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu, thị trường giao dịch trái phiếu, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác.

Trong đó có nêu, chậm nhất là đến hết 31/12/2026, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thống nhất tổ chức thị trường giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm niêm yết, thị trường cổ phiếu đăng ký giao dịch của tổ chức chưa niêm yết theo quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Xem thêm TẠI ĐÂY