Tạ Nhị ·
1 năm trước
 8077

Điểm tin nổi bật trong ngày 6/12/2023

Tin tức nổi bật ngày 6/12/2023 được cập nhật trên trang VnGreen có những nội dung sau:

Từ 1/1/2025, bắt buộc phân loại rác thải tại nguồn

Từ 1/1/2025, tức chỉ còn hơn 1 năm nữa, cả nước sẽ phải đồng loạt bắt buộc thực hiện phân loại rác tại nguồn. Theo hướng dẫn, 3 nhóm chất thải chính sẽ được phân loại gồm: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Các địa phương sẽ còn rất nhiều việc phải làm từ việc tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng, đến việc đồng bộ trong tất cả các khâu từ đầu tư hạ tầng thu gom, vận chuyển, đến xử lý tái chế rác thải sinh hoạt.

Các hộ dân được hướng dẫn phân loại rác thành 2 loại: Rác tái chế bao gồm nylon, chai thủy tinh.. được thu gom riêng, để tái chế...và rác còn lại, bao gồm cả hữu cơ, sau đó đưa ra điểm thu gom.

Tuy nhiên, để không lặp lại câu chuyện hơn 10 năm trước, rác sau phân loại đổ chung vào 1 xe thu gom và chưa được tái chế triệt để, khiến nhiều người dân không duy trì lâu dài, Hà Nội còn nhiều việc phải làm.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Lãnh đạo quận Ba Đình lên tiếng về tòa nhà 7 tầng dính loạt sai phạm

Sáng 5/12, trả lời báo chí bên lề kỳ họp HĐND TP Hà Nội, ông Hoàng Minh Dũng Tiến, Bí thư Quận ủy Ba Đình trao đổi về một số thông tin liên quan đến tòa nhà 7 tầng có nhiều vi phạm trật tự xây dựng trên phố Đội Cấn (phường Đội Cấn, quận Ba Đình) mà báo chí phản ánh những ngày qua.

Theo ông Tiến, quận đã lập biên bản vi phạm và có báo cáo thành phố về một số vi phạm trật tự xây dựng tại công trình này. Công trình này triển khai lâu theo tiến độ của chủ đầu tư và "đó là quyền của chủ đầu tư".

Về hướng xử lý, ông Tiến cho biết quận sẽ xem xét toàn diện, sẽ rà soát lại trách nhiệm của các cá nhân liên quan, kể cả quá trình cấp giấy phép xây dựng xem có đúng với quy hoạch.

"Quan điểm của quận là xử lý không có vùng cấm. Bất cứ ai, công dân nào vi phạm đều phải ứng xử và xử lý như nhau. Tinh thần là xử lý nghiêm theo đúng quy định, vi phạm đến đâu thì xử lý nghiêm túc đến đó", Bí thư Quận ủy Ba Đình nói.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Hà Nội sắp chốt thời gian xây sân bay thứ hai

Sáng 5/12, HĐND TP Hà Nội khóa XVI khai mạc kỳ họp cuối năm - kỳ họp thứ 14. Trong 4 ngày làm việc (kéo dài đến hết ngày 8/12), các đại biểu dự kiến xem xét, thông qua 67 nội dung, bao gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.

Một trong số các nội dung đáng chú ý là việc HĐND TP dự kiến thông qua Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Trong phương án điều chỉnh này, ngoài việc xác định quy mô của hai thành phố phía Bắc và phía Tây dự kiến thành lập trong tương lai, thành phố dự kiến ấn định mốc thời gian triển khai xây dựng sân bay thứ hai Vùng Thủ đô.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Thêm một bệnh viện đa khoa bị xử phạt vì xây dựng sai phép

UBND huyện Củ Chi vừa ban hành Quyết định số 17194/QĐ-XPHC đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á (Công ty Bệnh viện Xuyên Á) trụ sở tại số 42, Quốc lộ 22, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM. Ông Nguyễn Văn Châu vừa là người đại diện pháp luật, đồng thời là Tổng Giám đốc của Công ty Bệnh viện Xuyên Á.

Theo UBND huyện Củ Chi, Công ty Bệnh viện Xuyên Á chủ đầu tư đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Tổ chức thi công xây dựng công trình – khối điều trị cao cấp tại khối D khu y tế kỹ thuật cao thuộc Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á sai nội dung giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, GPXD số 28/GPXD ngày 8/2/2021 và phụ lục GPXD số 29/PLGPXD ngày 22/5/2023 do Sở Xây dựng cấp. Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Lãnh đạo Hà Nội nói gì về hệ thống đường sắt đô thị

Nội dung trên được Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đề cập trong phiên thảo luận tổ tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội, chiều 5/12.

Đóng góp nhiều ý kiến về nội dung này, ông Tuấn nhấn mạnh cần nghiên cứu đồng bộ chương trình phát triển đô thị. Từ đó cho phép nhìn nhận quy mô, nguồn lực, kèm theo xác lập cơ chế phát triển, khắc phục hạn chế yếu kém của thời kỳ trước.

Thời kỳ trước, sau khi hợp nhất địa giới hành chính, chúng ta cũng hay nghe phản ánh là sau hơn 10 năm, Hà Nội không có cơ hội phát triển đô thị vệ tinh. HĐND và UBND TP cần cùng nghiên cứu về nguồn lực phát triển đô thị này sau khi hai quy hoạch thủ đô được thông qua.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Tỷ lệ đàm phán giãn nợ trái phiếu doanh nghiệp thành công đạt bao nhiêu phần trăm?

Mới đây, Cổng thông tin Chính phủ đã tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, an toàn, bền vững”.

Tại tọa đàm, TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV cho biết, đến nay thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có nhiều dấu hiệu phục hồi. Đây là kết quả của quá trình khẩn trương thực hiện các nhóm chính sách do Chính phủ chỉ đạo từ đầu năm.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Golden Gate lại muốn thâu tóm chuỗi nhà hàng mới

Mới đây, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Golden Gate đã phê duyệt kế hoạch mua 79,9% cổ phần trong trong Công ty Cổ phần Sumibi Việt Nam. Dự kiến thương vụ này sẽ được thực hiện trong năm nay hoặc năm sau. Đồng thời, Hội đồng quản trị cũng thông qua quyết định ủy quyền cho ông Đào Thế Vinh – Tổng Giám đốc sẽ thực hiện những công việc liên quan.

Theo nhiều nguồn tin, Sumibi Việt Nam thành lập vào trung tuần tháng 11/2023, đăng ký hoạt động kinh doanh chính là nhà hàng và các dịch vụ ăn uống lưu động.

Công ty này ban đầu có vốn điều lệ 11,5 tỷ đồng, được sáng lập bởi 3 thể nhân, gồm: bà Vũ Thị Phương (sở hữu 55% vốn điều lệ), bà Trần Hoàng Trung (25%) và bà Nguyễn Thị Thanh Mai (20%). Nắm cổ phần chi phối, bà Vũ Thị Phương (sinh năm 1982) cũng là giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Sumibi Việt Nam.

Xem thêm TẠI ĐÂY

 
Nợ tiêu dùng tăng: Lo ngại tín dụng “đen” cuối năm

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dư nợ tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính đang sụt giảm mạnh (khoảng 40% so với cuối năm ngoái). Tính tới cuối tháng 9 năm 2023, tổng dư nợ cho vay của các công ty tài chính chỉ còn 134.000 tỷ đồng.

Tại TP.HCM, theo ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc NHNN TP.HCM, đến cuối tháng 10 năm 2023, dư nợ cho vay tiêu dùng trên địa bàn Thành phố đạt 955.000 tỷ đồng, chiếm 28,4% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn và chỉ tăng 1,4% so với cuối năm 2022.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Quý IV/2023: Bức tranh phân hóa về lợi nhuận ngân hàng

Theo đó, NHNN thông báo mức tăng trưởng tăng thêm cho các tổ chức tín dụng (TCTD) công khai, minh bạch theo các nguyên tắc và tiêu chí cụ thể. Tính đến cuối tháng 11/2023, các TCTD có dư nợ tín dụng đạt đến 80% chỉ tiêu tín dụng đã được thông báo thì sẽ được chủ động bổ sung hạn mức tăng thêm dựa trên cơ sở xếp hạng năm 2022.

Một trong những tiêu chí để được mở rộng hạn mức tín dụng là những TCTD tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và hạ lãi suất cho vay xuống mức thấp, trong thời gian vừa qua. Theo NHNN, việc bổ sung hạn mức này là sự chủ động của NHNN mà các TCTD không cần thiết phải đề nghị hoặc xin bổ sung.

Từ đầu năm nay, NHNN đã xác định mức tăng trưởng tín dụng năm 2023 khoảng 14 - 15% và được linh hoạt điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Đến tháng 7 năm 2023, NHNN đã phân bổ hạn mức tín dụng cho toàn hệ thống TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với tổng mức tăng trưởng 14,5%.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Agribank rao bán khoản nợ nghìn tỷ, tài sản đảm bảo là dự án điện gió đầu tiên tại Việt Nam

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thông (Agribank) – Chi nhánh Tây Hà Nội vừa thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH MTV Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) do ông Phạm Văn Minh là Chủ tịch HĐTV.

Tính đến ngày 30/11, REVN đã phát sinh dư nợ tại Agribank là 1.205 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là gần 729 tỷ đồng; dư nợ lãi, lãi quá hạn, lãi chậm trả tạm tính đến là hơn 462 tỷ đồng. Doanh nghiệp này còn phí bảo lãnh chưa trả ngân hàng gần 14 tỷ đồng.

Xem thêm TẠI ĐÂY