Theo đó, công ty điều chỉnh kỳ hạn trái phiếu từ 18 tháng thành 33 tháng, có nghĩa là tăng thời hạn trái phiếu thêm 15 tháng.
Đáng chú ý, Signo Land vào ngày 30/6/2023 đã có báo cáo về việc chậm thanh toán 1.060,6 tỷ đồng tiền gốc và 42,3 tỷ đồng tiền lãi của trái phiếu mã SNLCH2123001 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Doanh nghiệp này cho biết đang trong quá trình đàm phán cùng với người sở hữu trái phiếu.
Được biết, trái phiếu mã SNLCH2123001 có tổng giá trị theo mệnh giá 1.366 tỷ đồng, được phát hành vào ngày 31/12/2021 với thời hạn 18 tháng. Thông tin chi tiết về đợt phát hành không được công bố, theo dữ liệu từ HNX, lô trái phiếu có lãi suất 12,5%/năm.
Bên cạnh đó, với diễn biến phát hành trái phiếu, Signo Land vào ngày 31/12/2021 đã mang quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng nguyên tắc mua bán căn hộ tại dự án DLC - Complex Nguyễn Tuân ký giữa Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DLC và hợp đồng nguyên tắc mua bán căn hộ tại Dự án Summit Building Trần Duy Hưng ký giữa CTCP Veracity thế chấp tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) chi nhánh Tràng Tiền, Hà Nội.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
Theo tìm hiểu, CTCP Signo Land có tiền thân là Công ty TNHH Thương mại Đầu tư bất động sản 216 ( vào ngày 24/12/2021 công ty đổi tên thành Signo Land), được thành lập năm 2015 với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.
Đây là doanh nghiệp từng được biết đến là chủ đầu tư dự án Summit Building cùng với Công ty TNHH Hoa Phượng Thăng Long Hà Nội. Dự án có diện tích 2.373 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 791,8 tỷ đồng, nằm trên đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.
Về tình hình kinh doanh, Signo Land báo lỗ 163 tỷ đồng trong năm 2022, vốn chủ sở hữu giảm từ 24,4 tỷ đồng về còn âm 138,5 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2022, tổng nợ phải trả của công ty là 1.066 tỷ đồng với 1.061 tỷ đồng là dư nợ trái phiếu.
Lượng trái phiếu đáo hạn tập trung vào quý 3
Theo dự tính vào nửa cuối năm 2023 sẽ có khoảng 150.600 tỷ đồng TPDN đáo hạn. Trong đó, lượng trái phiếu đáo hạn tập trung vào quý 3 với 91.800 tỷ đồng, so với quý liền trước tăng 26%. Áp lực đáo hạn sau đó hạ nhiệt trong vòng 2 tháng trước khi tăng mạnh trở lại lên mức 30.600 tỷ vào tháng cuối năm nay. Chiếm tỷ trọng lớn nhất tiếp tục là nhóm bất động sản, đạt 63.300 tỷ đồng, chiếm 42% tổng giá trị đáo hạn trong 6 tháng cuối năm.
Tổng hợp thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), KBSV ước tính trong nửa cuối năm 2023 có khoảng 13 doanh nghiệp phi ngân hàng có giá trị trái phiếu đáo hạn trên 3.000 tỷ.
Theo KBSV, trong giai đoạn này rủi ro vỡ nợ do trái TPDN là rất căng thẳng. Trong đó, dẫn đầu giá trị trái phiếu đáo hạn là Tập đoàn An Đông thuộc Vạn Thịnh Phát với gần 15.000 tỷ đồng. Do đây là những lô trái phiếu liên quan đến vi phạm đã bị phát hiện vào năm ngoái của ban lãnh đạo công ty vì thế rủi ro được đánh giá là rất cao.
Nằm trong danh sách cũng có các tổ chức phát hành khác bao gồm: Tập đoàn Novaland (9.200 tỷ đồng), CTCP Dịch vụ - Thương mại TP.HCM (3.700 tỷ đồng) và CTCP Hưng Thịnh Land (3.600 tỷ đồng) thời gian qua cũng liên tục thông báo về tình trạng chậm thanh toán cả gốc lẫn lãi trái phiếu.
Các thông tin công bố cho thấy, từ đầu năm đến nay đã có nhiều doanh nghiệp bất động sản đã thông báo chậm trả lãi hoặc gốc trái phiếu với cùng lý do "chưa thu xếp kịp nguồn thanh toán".
Theo nhận định đơn vị xếp hạng tín nhiệm FiinRatings thì những doanh nghiệp bất động sản vi phạm nghĩa vụ nợ trái phiếu có điểm chung là sử dụng đòn bẩy tương đối cao, có kết quả kinh doanh giảm mạnh, mất cân đối kỳ hạn nợ và nguồn tiền trả nợ trong ngắn hạn mặc dù lợi nhuận vẫn tốt.
Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật
https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6689080514484981/?