Bích Ngọc ·
51 tuần trước
 6513

Một ngân hàng đã chi 1.500 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn, đó là ngân hàng nào?

Mới đây, Ngân hàng OCB đã bỏ ra 1.500 tỷ đồng mua lại trước hạn lô trái phiếu OCBH2124001 đang lưu hành.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới công bố kết quả mua lại trái phiếu trước hạn của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Cụ thể, OCB đã tiến hành mua lại trước hạn toàn bộ 1.500 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã OCBH2124001 vào ngày 10/5.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Theo đó, OCBH2124001 được phát hành vào ngày 10/5/2021 với kỳ hạn 3 năm với mục đích tăng quy mô vốn hoạt động phục vụ nhu cầu cho vay trong hoạt động kinh doanh của OCB. Đây là loại trái phiếu không có tài sản đảm bảo, lãi suất phát hành thực tế cố định là 4,2%/năm. Được biết, đợt phát hành này được thu xếp bởi CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam cùng với CTCP Chứng khoán Rồng Việt và được mua trọn bởi một công ty chứng khoán.

Tỷ lệ nợ xấu tăng vọt trong khi đã thu hồi nợ của FLC và Đại Nam

Về tình hình kinh doanh, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 983 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2023, so với cùng kỳ tăng 18%.

Tính tới ngày 31/3/2023, tổng tài sản của OCB đạt hơn 199.141 tỷ đồng,  so với cùng kỳ trong đó tăng 6,1%, hoạt động cho vay khách hàng đạt gần 121.914 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 15%, tổng huy động thị trường 1 đạt 143.752 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 15%. Riêng tiền gửi khách hàng tăng trưởng 7,2% so với cùng kỳ (tương đương đạt 105.564 tỷ đồng).

Trong kỳ, ngân hàng OCB giảm 21% chi phí dự phòng rủi ro so với cùng kỳ năm ngoái, từ 434 tỷ đồng xuống còn 342 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu tăng vọt lên 3,3% trong khi ban lãnh đạo cho biết đã thu hồi nợ của FLC và Đại Nam. 

Tại thời điểm cuối quý 1/2023, số dư nợ xấu của OCB tăng 51% so với đầu năm, lên hơn 4.000 tỷ đồng trong đó nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 54%; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 55% và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 49%. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng bị kéo tăng (từ 2,2% lên 3,3%).

Soi trong báo cáo tài chính của ngân hàng này có thể dễ dàng nhận ra, kể từ năm 2015, tổng nợ xấu bao gồm cả nợ có khả năng mất vốn đang lập kỷ lục.

Từ năm 2017 đến 2021, cặp chỉ tiêu nợ xấu - nợ có khả năng mất vốn và tỷ lệ nợ xấu của nhà băng lần lượt là 864 tỷ đồng - 572 tỷ đồng - 1,79% (năm 2017); 1.288 tỷ đồng - 676 tỷ đồng - 2,29% (năm 2018); 1.308 tỷ đồng - 732 tỷ đồng - 1,84% (năm 2019); 1.509 tỷ đồng - 697 tỷ đồng - 1,83% (năm 2020); 1.349 tỷ đồng - 733 tỷ đồng - 1,32% (năm 2021); 2.671 tỷ đồng - 1.375 tỷ đồng - 2,2% (năm 2022).

Đáng nói, tính đến cuối quý I/2023 nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) tại OCB so với đầu năm tăng tới 62% (từ 3.034 tỷ đồng leo lên 4.917 tỷ đồng). Dù chưa được xếp vào nhóm nợ xấu nhưng việc nợ cần chú ý nhảy vọt chỉ ra khả năng tiềm ẩn nợ xấu của OCB đang ở mức khá cao.

Liên quan đến vấn đề nợ xấu tại ngân hàng OCB, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, cổ đông OCB đã chất vấn ban lãnh đạo về khoản vay của FLC và Đại Nam. Đại diện ngân hàng cho hay, toàn bộ danh mục nợ của hai doanh nghiệp nói trên đã thu hồi xong.

Các bước thu hồi chia làm 2 bước. Đầu tiên, thu hồi toàn bộ tài sản của các doanh nghiệp này đã thế chấp tại OCB đưa vào dạng gán nợ. Hình thức này được NHNN cho phép, có nghĩa là nhận tài sản thế chấp thay cho nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng. Cả 2 danh mục tài sản này đều đã có người mua, được quyền nộp tiền và bán tài sản cho bên thứ 3. Hiện toàn bộ tài sản của cả FLC và Đại Nam đều đã thu hồi.

Được biết, OCB đã mua tòa nhà 265 Cầu Giấy để đầu tư tài sản, vì mua với giá hợp lý nên năm 2022 khi FLC gặp khó khăn, chưa thực hiện thủ tục sang tên vào năm 2022, OCB đã quyết định dừng hợp đồng và FLC đã hoàn trả tiền cho OCB (bao gồm cả tiền phạt).

Trên thực tế, ngay từ đầu năm, nhà băng này đã đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%. Tuy vậy, riêng trong quý I/2023, tỷ lệ nợ xấu của OCB đã vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (3%).

Trong năm nay, ngân hàng này sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển quy mô và hiệu quả hoạt động. Trong đó. tập trung thúc đẩy hoạt động bán lẻ theo chiến lược 5 năm 2021-2025.

Ngân hàng OCB đề ra mục tiêu đến cuối năm 2023  tổng tài sản đạt 242.152 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 25%. Tổng huy động thị trường 1 tăng 26% (lên 173.087 tỷ đồng). Dư nợ thị trường 1 tăng 20% (lên 147.330 tỷ đồng) và sẽ được điều chỉnh theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). OCB cũng đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế 6.000 tỷ đồng cho năm 2023, so với kết quả năm 2022 tăng 37%.

HĐQT OCB mới đây đã phê duyệt việc triển khai thực hiện phương án tăng vốn điều lệ năm 2023, thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu theo Nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 28/4.

Cụ thể, nhà băng này dự kiến phát hành gần 685 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành 50%. Được biết, mỗi cổ đông sẽ nhận được một quyền khi sở hữu 1 cổ phiếu và cứ 2 quyền sẽ nhận được 1 cổ phiếu mới.

Thời gian thực hiện trong năm 2023, căn cứ theo sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần của OCB. OCB sẽ nâng vốn điều lệ lên 20.548 tỷ đồng nếu phát hành thành công như dự kiến. 

Tạ Ngọc