Kết quả kinh doanh "đi lùi", không có sự đột phá
Dựa vào báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 có thể thấy, MBBank ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 22% (lên từ 8.385 tỷ đồng tới 10.227 tỷ đồng). Đây cũng là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh tài chính quý I/2023 của ngân hàng này. Một trong những nguyên nhân khiến thu nhập lãi thuần của MBBank tăng trưởng tích cực dù tín dụng chỉ tăng hơn 4,3% là vì ngân hàng có chi phí vốn rẻ, cơ cấu huy động vốn tốt. Tại thời điểm 31/3/2023, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của MBBank chiếm 1/3 tổng tiền gửi, tuy so với tỷ trọng cuối năm ngoái đã giảm.
MBBank có nhiều mảng kinh doanh đi lùi. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
Ở chiều ngược lại, các mảng kinh doanh khác của ngân hàng này lại đón những tín hiệu không thực sự tích cực. Trong đó mảng dịch vụ và kinh doanh chứng khoán là giảm mạnh nhất.
Theo đó, trong quý I/2023 lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của MBBank giảm từ hơn 1.117 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước xuống còn 689 tỷ đồng, giảm 38,2% (một phần do thu nhập từ bảo hiểm giảm). Bên cạnh đó, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm 20% (xuống còn 370 tỷ đồng). Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh trong quý I/2023 giảm mạnh tới 62,6% (từ hơn 99 tỷ đồng xuống còn 37 tỷ đồng). Trong khi đó, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư và góp vốn giảm từ 1.024 tỷ xuống còn gần 135 tỷ đồng của quý đầu năm 2023.
Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng trong quý vẫn đạt 11.929 tỷ đồng nhờ sự bù đắp của thu nhập lãi thuần, so với cùng kỳ năm trước tăng 2,5%.
Sau khi trừ chi phí, MBBank có lợi nhuận trước thuế quý I/2023 đạt 6.512 tỷ đồng (tăng 10,2%). Có thể nhận thấy, trong quý I/2023 động lực tăng trưởng lợi nhuận của MBBank phải kể đến việc giảm trích lập dự phòng rủi ro. Trong kỳ, ngân hàng chỉ trích lập dự phòng gần 1.850 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm tới 13% (334 tỷ đồng).
Theo kế hoạch kinh doanh được cổ đông thông qua, nhà băng này đặt ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế 26.138 đồng trong năm nay, so với năm 2022 tăng trưởng 15%. Như vậy, MBBank sau quý I/2023 đã hoàn thành gần 25% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Mặc dù kết quả kinh doanh quý I/2023 không mấy tích cực, tuy nhiên MBBank vẫn đứng trong top 3 ngân hàng có lợi nhuận trước thuế lớn nhất quý I/2023 (đứng sau hai “ông lớn” Vietcombank và BIDV).
Tại thời điểm 31/3/2023, MBBank có tổng tài sản 760.761 tỷ đồng, so với thời điểm kết thúc năm 2022 tăng 4,4%. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 481.386 tỷ đồng, so với thời điểm ba tháng trước tăng 4,5%.
Số dư nợ xấu tăng vọt dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng
Trong khi kết quả kinh doanh không có sự đột phá trong quý I/2023, thì MBBank lại đang phải đối mặt với nợ xấu tăng mạnh.
Nguồn ảnh: Internet.
Đáng chú ý, tại thời điểm 31/3/2023, tổng nợ xấu của MBBank từ 5.030 tỷ đồng cuối năm 2022 tăng lên mức 8.452 tỷ đồng, so với đầu năm tăng tới 68%.
Cụ thể, nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) của nhà băng lên mức 456.257 tỷ đồng, tăng 1,9% so với thời điểm kết thúc năm 2022. Trong khi đó, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng 2,13 lần so với thời điểm cuối năm 2022 (lên mức 16.67 tỷ đồng).
Trong quý I/2023 nợ xấu nội bảng của MBBank tăng ở nợ nhóm 3, nợ nhóm 4 và nhóm 5. Theo đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 2,27 lần (lên mức 3.455 tỷ đồng). Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) cũng tăng 1,33 lần (lên mức 1.622 tỷ đồng). Đặc biệt, Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng mạnh 1,47 lần (đạt mức gần 3.376 tỷ đồng).
Tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này theo đó cũng tăng từ 1,09% của cuối năm ngoái lên 1,7% trong quý I/2023.
Ôm nhiều trái phiếu doanh nghiệp
Nhìn vào báo cáo tài chính cho thấy, MBBank cuối quý I/2023 vẫn nắm 42.341 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), so với cuối năm ngoái giảm 1.237 tỷ đồng. Tại ĐHĐCĐ, việc ngân hàng nắm giữ quá nhiều TPDN khiến nhiều cổ đông lo ngại về chất lượng dư nợ cũng như rủi ro. HĐQT ngân hàng được các cổ đông yêu cầu chỉ rõ quy mô cho vay và trái phiếu của Novaland, Hưng Thịnh, Trung Nam là bao nhiêu trong bối cảnh các nhà phát hành này đang có vấn đề về năng lực trả nợ.
Theo Phó tổng giám đốc thường trực Phạm Như Ánh, với Hưng Thịnh, ngân hàng không cho vay Dự án không sở hữu trái phiếu, tuy có dư nợ về lĩnh vực xây lắp nhưng không nhiều. Còn về phía Trung Nam, dư nợ của doanh nghiệp này đang được trả nợ đầy đủ. Vì vậy, sẽ không có nợ xấu trong thời gian tiếp theo.
Đối với Novaland, MBBank khẳng định đây là đối tác bất động sản lớn của ngân hàng. MBBank hiện có cho vay và phát hành trái phiếu cho Novaland. Tuy vậy, MBBank quản lý đánh giá dự án cụ thể, số dư trái phiếu doanh nghiệp của Novaland tính đến hiện tại đã giảm khá lớn, không còn nhiều như số đầu năm. Tuy nhiên, MBBank vẫn là một trong 4 chủ nợ lớn nhất của Novaland và đang phối hợp để thu nợ đủ trong thời gian sắp tới.
Để trấn an cổ đông, ông Lưu Trung Thái - tân Chủ tịch HĐQT MBBank cho biết, tổng quy mô cho vay và đầu tư trái phiếu Novaland của MBBank không đến con số 10.000 tỷ đồng. Tuy vậy, theo các cổ đông, con số gần 10.000 tỷ đồng (chiếm hơn 25% vốn điều lệ của ngân hàng) là quá lớn.
Là một trong bốn ngân hàng trước đó đã công bố kế hoạch nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém
Từ năm 2022, MBBank là đơn vị đầu tiên lấy ý kiến cổ đông về phương án nhận chuyển giao bắt buộc 1 ngân hàng yếu kém. Đến năm nay, lãnh đạo nhà băng này cho biết, ngân hàng hiện đã chuẩn bị, xây dựng, báo cáo phương án chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại theo quy định và triển khai một số giao dịch hợp tác, hỗ trợ ngân hàng thương mại đó. Được biết, Hội đồng Quản trị ngân hàng này cũng đã quyết định và tổ chức thực hiện các công việc, nội dung có liên quan để chuẩn bị, xây dựng, báo cáo phương án chuyển giao bắt buộc và thực hiện các thủ tục với cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt phương án theo quy định.
Đồng thời, MBBank đã và đang triển khai một số giao dịch hợp tác, hỗ trợ ngân hàng thương mại đó theo định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước để chuẩn bị cho việc MBBank nhận chuyển giao bắt buộc.
Tại ĐHCĐ thường niên 2023, Phó Tổng giám đốc thường trực Phạm Như Ánh cho biết, việc nhận chuyển giao bắt buộc đã được trình và thông qua tại Đại hội đồng cổ đông năm ngoái, hiện tại đang thực hiện thủ tục định giá ngân hàng chuyển giao bắt buộc. Theo quy trình của Nhà nước, thời gian định giá là 11 tháng, đã bắt đầu từ tháng 3/2023 và dự kiến cuối năm nay hoặc đầu năm 2024 thì việc định giá mới xong. MB khi đấy mới có thể nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng đó được,
Mặc dù danh tính ngân hàng được chuyển giao bắt buộc không được MBBank tiết lộ, tuy nhiên thông tin bước đầu xác định là Oceanbank. Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2022 của Oceanbank, các lãnh đạo cao nhất của MBBank đều tham dự. Được biết, theo lộ trình của NHNN mà Chính phủ đã cho phép, MBBank sẽ phối hợp cùng OceanBank kiểm tra hệ thống dữ liệu và xây dựng phương án trình Chính phủ.
Trong năm nay, MBBank đặt mục tiêu lãi trước thuế hợp nhất năm 2023 đạt 26.100 tỷ đồng, so với năm 2022 tăng 15%. Tổng tài sản của MBBank ước tính tăng 14% (lên 830.000 tỷ đồng), trong đó tổng dư nợ tín dụng dự kiến đạt 583.600 tỷ đồng, so với năm 2022 tăng 15% và phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, huy động vốn ước đạt 591.000 tỷ đồng, ngân hàng cũng dự kiến tỷ lệ nợ xấu kiểm soát không quá 2%. |