Theo đó, trong 3 tháng đầu năm thu nhập lãi thuần của Ngân hàng TMCP Quân đội (Ngân hàng Quân đội, mã cổ phiếu MBB – sàn HoSE) đã giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2023 (còn 9.062 tỷ đồng).
Trong đó, thu nhập lãi thuần của nhà băng này gần như tương đương so với cùng kỳ năm trước, thế nhưng khoản thu lãi từ chứng khoán nợ, nghiệp vụ bảo lãnh và tiền gửi đều giảm. Riêng khoản thu lãi từ trái phiếu giảm khoảng 31%, còn 2.324 tỷ đồng trong quý 1/2024.
Tuy nhiên, trong một số mảng kinh doanh khác, Ngân hàng Quân đội đã ghi nhận kết quả tích cực. Trong đó, lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh trong quý 1/2024 tăng gấp 26 lần so với cùng kỳ (thu về 965 tỷ đồng).
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
Hoạt động dịch vụ (dịch vụ thanh toán, ngân quỹ…) cũng giúp Ngân hàng Quân đội thu về 945 tỷ đồng, so với quý 1/2023 tăng 37%. Thu nhập từ hoạt động ngoại hối cũng tăng hơn 24% (đạt 462 tỷ đồng).
Nhờ đó, trong quý 1/2024 tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng Quân đội đã tăng nhẹ 0,7% (đạt 12.017 tỷ đồng). Tổng chi phí hoạt động giảm 1,5%, giúp lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của nhà băng này tăng 7,1% (đạt hơn 8.502 tỷ đồng).
Tuy vậy, quý 1/2024 chi phí dự phòng của Ngân hàng Quân đội đã tăng hơn 46% so với cùng kỳ năm 2023 (lên 2.707 tỷ đồng). Điều này khiến, lợi nhuận trước thuế giảm 11% (còn 5.795 tỷ đồng).
Nhìn vào dữ liệu cho thấy, số dư nợ xấu của Ngân hàng Quân đội trong quý 1/2024 tăng 56% so với thời điểm đầu năm (lên 15.294 tỷ đồng). Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng hơn gấp đôi, từ 2.889 tỷ đồng vào đầu năm lên 6.048 tỷ đồng vào cuối quý 1/2024.
Theo đó, trong quý 1/2024 tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Quân đội cũng tăng từ 1,6% lên 2,49%, và tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm xuống 80,1% vào cuối tháng 3/2024.
Tính đến cuối quý 1/2024, tổng tài sản của Ngân hàng Quân đội đạt 900.647 tỷ đồng, giảm 4,7% so với đầu năm, chủ yếu do số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và số dư chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư giảm. Cho vay khách hàng của ngân hàng này đã tăng 0,7% (lên 615.317 tỷ đồng).
Cuối tuần trước, Ngân hàng Quân đội đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 với loạt thông tin đáng chú ý; nổi bật là việc sẵn sàng nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém.
Theo đó, ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội cho hay, Ngân hàng đã hoàn thành đề án nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém và gửi Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét. Quá trình nhận chuyển giao này được kỳ vọng sẽ hoàn thành trong năm nay hoặc năm 2025 nếu Chính phủ phê duyệt.
Ban lãnh đạo Ngân hàng Quân đội không đề cập đến tên ngân hàng yếu kém dự kiến sẽ được chuyển giao tại Đại hội. Tuy vậy, hồi tháng 4/2023, Ngân hàng Quân đội từng cho biết, ngân hàng được chuyển giao có lỗ lũy kế khoảng 20.000 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu 47%.
Trên thị trường chứng khoán, trong hôm nay (ngày 22/4), cổ phiếu MBB có giá tham chiếu tại mức 22.700 đồng/cổ phiếu.
ĐHĐCĐ thường niên của MB cũng thông qua việc sử dụng 10.613 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông, với tổng tỉ lệ 20%. Trong đó, ngân hàng này sẽ dành 2.653 tỷ đồng để chia cổ tức tiền mặt với tỉ lệ 5%. Cùng với đó, dành 7.959 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ 15%, giúp vốn điều lệ tăng thêm tương ứng.
Đại hội cũng thông qua việc tăng vốn điều lệ thêm hơn 8.579 tỷ đồng. Theo đó, ngoài việc tăng vốn thêm 7.959 tỷ đồng bằng phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu, MB tiếp tục kế hoạch phát hành riêng lẻ thêm 62 triệu cổ phiếu, tương đương mức tăng vốn điều lệ là 620 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện là từ năm 2024 đến quý II/2025. Trước đó, ngân hàng này đã hoàn tất phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu cho hai cổ đông là SCIC và Viettel. Sau khi hoàn thành 2 kế hoạch tăng vốn trên, vốn điều lệ của MB dự kiến sẽ tăng lên 61.643 tỷ đồng
Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật
https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/7693359020723787