Thông báo giải thể nhiều phòng giao dịch
Cụ thể, căn cứ vào các công văn của Ngân hàng Nhà nước, SCB đã chấm dứt hoạt động và giải thể phòng giao dịch Bàu Cát – chi nhánh Thống Nhất, phòng giao dịch Nhà Rồng – chi nhánh Sài Gòn và phòng giao dịch Cô Giang – chi nhánh Cống Quỳnh.
Trong đó, từ ngày 30/6 phòng giao dịch Bàu Cát và phòng giao dịch Nhà Rồng chấm dứt hoạt động, còn từ ngày 7/7 phòng giao dịch Cô Giang sẽ chấm dứt hoạt động.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
Trước đó, SCB cũng vừa thông báo chấm dứt hoạt động nhiều phòng giao dịch khác gồm vào đầu tháng 6/2023 : phòng giao dịch Hưng Dũng – chi nhánh Nghệ An (tỉnh Nghệ An), phòng giao dịch Thành Công – chi nhánh Hai Bà Trưng (Hà Nội), phòng giao dịch Quận 1 – chi nhánh Cống Quỳnh (Tp. Hồ Chí Minh).
Trong đó, từ ngày 1/6 phòng giao dịch Hưng Dũng chấm dứt hoạt động. Từ ngày 10/6 phòng giao dịch Thành Công và phòng giao dịch Quận 1 chấm dứt hoạt động.
Bên cạnh đó, ngân hàng này khẳng định, tại các điểm giao dịch của SCB mọi quyền lợi và giao dịch của khách hàng đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ.
Ngoài ra, SCB cũng có thông báo mới nhất gửi đến khách hàng về việc thống nhất đầu số hotline.
Theo đó, kể từ ngày 1/7, SCB chính thức sử dụng duy nhất số hotline 1900 6538 nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong liên hệ và nhận phản hồi từ ngân hàng. Đồng thời đầu số hotline 1800 545438 cũng chính thức ngưng phục vụ từ thời điểm này.
Tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng
Vấn đề gây nhức nhối trong suốt thời gian qua là tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng, đáng lưu ý việc huy động vốn cho vay đối với doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của tập đoàn kinh tế tư nhân. Mối quan hệ giữa tập đoàn bất động sản (BĐS) và ngân hàng dẫn đến lo ngại về tình trạng vốn tín dụng chảy vào sân sau của lãnh đạo ngân hàng. Điển hình cho việc doanh nghiệp là đại gia đứng sau ngân hàng là vụ việc ngân hàng SCB – Vạn Thịnh Phát.
Theo đó, sở hữu chéo như ma trận giữa các ngân hàng thương mại với nhau, giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế thành lập ngân hàng để huy động vốn phục vụ chủ yếu cho hoạt động của chính doanh nghiệp giữ cổ phần vốn sở hữu. Dẫn đến làm gia tăng rủi ro, tăng vốn ảo thông qua việc đi vay để đầu tư, góp vốn lẫn nhau trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua công ty con.
Theo chuyên gia Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), tình trạng tập đoàn sân sau sở hữu ngân hàng thời gian qua đã bị xử lý, trong đó điển hình là vụ việc Ngân hàng SCB. Có tình trạng các tập đoàn sở hữu ngân hàng vì so với đi vay ngân hàng sẽ rẻ hơn rất nhiều. Trước đây, có hiện tượng tập đoàn sân sau phát hành trái phiếu thông qua ngân hàng, lại chuyển về đó..
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - chuyên gia kinh tế cho biết, những quy định về ngăn sở hữu chéo và tăng tính đại chúng của một nhà băng chưa đủ để ngăn tình trạng này.
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho hay, các tập đoàn của Việt Nam có tới hàng trăm công ty con (như Vạn Thịnh Phát có 762 công ty liên quan). Ở nhiều nước, không có chuyện liên kết sở hữu để thành nhóm sở hữu như nước ta. Trong khi đó, tình trạng này ở Việt Nam khá phổ biến (Bố nắm 5% vốn, mẹ 5% vốn, rồi con cháu, họ hàng…, tổng cộng lại chiếm 50-60% vốn ngân hàng).
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, dù luật không cho phép sở hữu chéo nhưng trên thực tế có thể các cổ đông nhờ những người có liên quan đứng tên mà đối với ngân hàng cũng không thể nắm được. Vì thế, quy định trong dự thảo Luật chỉ là một trong những cách để hạn chế. Thống đốc cho rằng, muốn giải quyết căn cơ được việc này đòi hỏi rất nhiều các công cụ và giải pháp và từ nhiều cơ quan khác nhau như: minh bạch hóa cơ sở dữ liệu, các giao dịch, lập cơ sở dữ liệu các giao dịch về vốn cổ phần hay là các giao dịch của các doanh nghiệp...
Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật
https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6592934787432888/?