Nhìn vào mô tả công việc cho thấy, nhân viên xử lý khiếu nại sẽ tham gia góp ý và cho ý kiến về việc cung cấp thông tin cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
Ngoài ra, công việc khác là hỗ trợ giải quyết các tranh chấp, khiếu nại với người lao động (xử lý kỷ luật lao động), khách hàng, đối tác,…để bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của ngân hàng. Theo đó, trong các vụ việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp, quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhân viên xử lý khiếu nại sẽ tư vấn, hỗ trợ các đơn vị trong việc đưa ra định hướng làm việc.
Vị trí này cũng đại diện nhà băng tham gia quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp tại các cơ quan tố tụng, thi hành án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của ngân hàng.
Ứng viên phải đáp ứng yêu cầu: tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành Luật hoặc tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành Kinh tế Luật, Kinh tế, Ngân hàng và có kiến thức, chuyên môn tốt về Luật,…; ngoài ra ứng viên cũng có thể nộp hồ sơ nếu có chứng chỉ hành nghề Luật sư. Ngân hàng cho biết, ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp chế, luật hoặc vị trí tương đương khác.
Vào ngày 15/10/2022, SCB được Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Thời gian qua, nhà băng này gặp phải một số khiếu nại của khách hàng liên quan đến sản phẩm tiền gửi, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm nhân thọ liên kết với Manulife…
Việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng.
Theo đó, hoạt động của SCB được thực hiện dưới sự kiểm soát của cơ quan điều hành. Và Ngân hàng Nhà nước lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành SCB.
Về tiền gửi của người dân tại SCB, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần khẳng định đã áp dụng những biện pháp cần thiết để ngân hàng SCB hoạt động bình thường, bảo đảm thanh khoản.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, ở nước ta từ trước đến nay, những khoản gửi tiền của người dân tại các ngân hàng, trong đó có SCB, trong mọi trường hợp đều được Nhà nước bảo đảm. Do đó, những người gửi tiền ở SCB cần hết sức bình tĩnh, không nên rút tiền, đặc biệt là trước hạn để bảo đảm quyền lợi của mình.
Trong thời gian qua, hoạt động tuyển dụng của SCB cũng diễn ra trầm lắng, chỉ tuyển thêm một số vị trí tại Hội sở thuộc khối Pháp chế, Khối Công nghệ thông tin, Khối Quản trị Tài chính và nguồn vốn. Hiện ngân hàng này đang cũng tuyển nhân viên kinh doanh, giao dịch viên tại một số khu vực như Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu,…
Các vấn đề liên quan đến trái phiếu của Vạn Thịnh Phát Được biết, các bị can, cá nhân tại các công ty liên quan của Vạn Thịnh Phát đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong khoảng thời gian từ năm 2018 - 2019. Nhiều tài sản là bất động sản, tài sản trên đất tại các tỉnh và thành phố được các bị can, cá nhân trong vụ án trên hiện sở hữu hoặc ủy quyền cho người thân sở hữu. Theo đó, Hồi tháng 10/2022 Bà Trương Mỹ Lan đã bị bắt. Cùng với bà Lan, trong số các bị can bị bắt còn có ông Hồ Bửu Phương - nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Còn vào đầu tháng 10/2022 ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng giám đốc Chứng khoán Tân Việt đã đột ngột qua đời. Chứng khoán Tân Việt được biết đến là một trong những đơn vị tư vấn phát hành trái phiếu của Tập đoàn Đầu tư An Đông – trực thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát của nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan (Ngân hàng SCB là đơn vị giới thiệu trái phiếu An Đông cho những khách hàng có nhu cầu). |