Các cây rừng bị chặt hạ nằm rải rác ở 2 tiểu khu. Sau khi chặt hạ, các đối tượng lợi dụng thời tiết, địa hình đã lén lút vận chuyển ra khỏi rừng để đưa đi tiêu thụ.
Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng xác định việc thi công đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà có dấu hiệu huỷ hoại rừng theo quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an huyện Hàm Thuận Nam), đây là vụ triệt phá 2 cây lim xanh cổ thụ nằm trong rừng sâu. Căn cứ nhựa cây và dấu vết để lại hiện trường, vụ việc đã xảy ra khoảng vài tuần.
Nhiều cây gỗ cổ thụ đường kính gốc từ 0,5m đến hơn 1m bị chặt hạ tại rừng phòng hộ A Lưới. Đây không phải lần đầu tiên rừng phòng hộ này bị chặt phá. Sự việc này làm dư luận dấy lên câu hỏi về trách nhiệm của Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới cũng như Đội chuyên trách bảo vệ rừng Hương Lâm!
Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng vừa phát hiện một vụ khai thác rừng nguyên sinh trái pháp luật qui mô lớn tại tiểu khu 224, xã Phú Sơn, lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà quản lý. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra.
Có ít nhất 10 cây rừng cổ thụ tại xã Phú Sơn (thuộc Tiểu khu 224, giáp ranh giữa ba huyện Lâm Hà, Lạc Dương và Đam Rông) đã bị đốn hạ, đường kính gốc cây từ 1 - 1,6 mét. Nhiều cây bị chặt ngã còn tươi...
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ. Các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, ngập mặn... ngày càng nghiêm trọng do tình trạng rừng bị tàn phá.