Những loài động vật dưới đây đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam, và việc bảo tồn chúng là một nhiệm vụ quan trọng. Cùng chung tay bảo vệ môi trường và các loài động vật quý hiếm này.
Một nhóm các nhà sinh vật học đã tập hợp các trình tự gen của Helmeted Honeyeater – một trong những loài chim ăn mật được coi là biểu tượng của đất nước Australia - nhằm khôi phục “dân số” của chúng.
Tại Hội thảo lần này, phía Séc thông báo sẽ kiểm soát chặt chẽ tất cả các loại hàng hóa, thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc đông y, quà tặng,... có nguồn gốc động vật cũng như thực vật quý hiếm khi nhập cảnh vào nước này.
Nghiên cứu mới dự đoán rằng vào cuối thế kỉ này, băng ở biển Bắc Cực có khả năng biến mất vào mùa hè. Điều này có thể đẩy gấu Bắc Cực và các loài khác sống phụ thuộc vào băng đến nguy cơ tuyệt chủng.
Gần 1/3 số loài cây trên thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong khi hàng trăm loài đang đứng trước bờ vực bị xóa sổ, theo một báo cáo mang tính bước ngoặt do Botanic Gardens Conservation International (BGCI) công bố mới đây.
Rùa Trung bộ là loài đặc hữu, chỉ sống trong một số vùng đất ngập nước tại vùng đất thấp ở miền Trung của Việt Nam. Loài rùa này hiện đang đối diện với nguy cơ biến mất khỏi môi trường tự nhiên.
Báo cáo của Hội đồng khoa học Science Panel for the Amazon (SPA) được công bố vào ngày 14/7 cho biết, sự tàn phá của con người vẫn đang tiếp diễn đối với rừng Amazon đã khiến hơn 8 nghìn loài thực vật đặc hữu và 2,3 nghìn loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là báo cáo đánh giá chi tiết nhất về tình trạng rừng Amazon cho đến nay chỉ ra những nguy cơ tiềm tàng mà “lá phổi xanh” của Trái Đất đang phải đối mặt.
Theo ông Văn Ngọc Thịnh, chúng ta đã mất đi gần 70% quần thể các loài động vật hoang dã có xương sống trong vòng 50 năm trở lại đây. Nếu như vẫn còn tiếp diễn thì 50 năm sau, nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học sẽ ở bên bờ vực thẳm.