Chính phủ giao Bộ Công thương chỉ đạo EVN và các cơ quan liên quan đàm phán ký kết hợp đồng mua bán điện với nhà đầu tư đảm bảo chắc chắn và đầy đủ cơ sở pháp lý, hiệu quả kinh tế khi nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam.
Để đảm bảo không thiếu điện trong mùa khô, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đàm phán để tăng nhập khẩu điện Trung Quốc năm 2024 lên 1,8 tỷ kWh, tăng 700 triệu kWh so kế hoạch.
Trong bối cảnh các hồ thủy điện thiếu nước nghiêm trọng, một số tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống cũng bị suy giảm công suất, hoặc bị sự cố do vận hành liên tục nhiều giờ trong điều kiện thời tiết nóng gay gắt kéo dài, dẫn đến thiếu hụt nguồn điện.
Kết nối lưới điện xuyên biên giới là tận dụng công suất dư thừa ở quốc gia này cấp điện cho quốc gia khác (do sự khác nhau về tiêu thụ theo thời gian).
Theo thông báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cả nước đang đứng trước nguy cơ thiếu điện. Do đó, Bộ Công Thương đề nghị các bộ, ngành, doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm.
Nhiều đại biểu Quốc hội cũng nhìn nhận việc đàm phán giá bán điện của EVN với các đơn vị sản xuất điện gió, điện mặt trời vẫn chưa có sự ngã ngũ, vô hình chung đã tạo ra sự lãng phí vô cùng lớn.
Việc nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc sẽ được đẩy mạnh, góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện thời gian tới. Đây cũng được xem là một biện pháp lâu dài trong đảm bảo cung ứng điện.
Ngày 24/5, chính thức đóng điện từ phía Thâm Câu (Trung Quốc) sang Việt Nam qua đường dây 110 kV Thâm Câu - Móng Cái. Theo đó, toàn bộ TP Móng Cái và huyện Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh) sẽ sử dụng điện do phía Trung Quốc cung cấp trong các vòng 3 tháng.