Kỳ họp dự kiến khai mạc ngày 15/1 và bế mạc ngày 18/1. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Chia thành hai đợt và nghỉ 2 ngày làm việc giữa 2 đợt để các cơ quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua.
Trong thông báo triệu tập, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết nội dung, chương trình kỳ họp bất thường sẽ được gửi xin ý kiến đại biểu trong ngày 8/1.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành nhiều thời gian để tiến hành cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và xem xét việc giải thích quy định tại Khoản 1, Điều 6 của Luật Đầu tư công.
Dự kiến xem xét thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường. Ảnh: Minh họa.
Nhấn mạnh các nội đung dự kiến trình Quốc hội phải đáp ứng tiêu chí về tính cấp thiết cũng như đạt sự đồng thuận thống nhất giữa các cơ quan, hạn chế tối đa việc trình những nội dung có ý kiến khác nhau. Tính toán quỹ thời gian hợp lý trong kỳ họp để các cơ quan có thể nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến đại biển Quốc hội, hoàn thiện văn bản trình Quốc hội thông qua theo đúng quy trình, thủ tục quy định.
Trên cơ sở xem xét chất lượng chuẩn bị, nếu đủ điều kiện, tiến độ cũng như chất lượng thì có 3 nội dung được trình Quốc hội tại Kỳ hop bất thường gồm xem xét thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Ngoài ra xem xét thông qua Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cũng được đề nghị đưa vào chương trình của Kỳ họp.
Bên cạnh đó là xem xét thông qua Nghị quyết về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công; bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn (nếu có).
Nội dung này sẽ được bố trí trong phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, diễn ra từ chiều 8 đến 9/1. Chiều 8/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nội dung chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 5.
Quốc hội khóa XV sẽ có 5 kỳ họp bất thường kể từ đầu nhiệm kỳ khóa XV. Tính từ năm 2023, Quốc hội đã tổ chức 3 kỳ họp bất thường và quyết định 84 vấn đề lớn. Quốc hội nhận định các kỳ họp "bất thường" đã trở thành "bình thường", qua đó đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cử tri.