Minh Anh ·
1 năm trước
 9020

Từ 10/9, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ dừng phát hành SIM qua đại lý

Tại phiên họp thường kỳ ngày 6/9, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, từ ngày 10/9/2023, các nhà mạng sẽ ngừng bán SIM cho các đại lý ủy quyền. Qua đó góp phần làm sạch môi trường thông tin.

Nhà mạng cam kết không bán SIM qua đại lý  

Trong buổi họp, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã thông tin về số số liệu mới nhất trong việc ngăn chặn SIM rác, SIM không chính chủ. Sau quá trình rà soát với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đơn vị đã xử lý và lọc ra được 19.6 triệu thuê bao không trùng khớp thông tin. 12,5 triệu thuê bao không chính chủ đã được khóa đến khi được xác minh thông tin chính chủ, 7,15 triệu thuê bao đã chuẩn hóa thông tin. 

Bộ TT&TT họp thường kỳ tháng 9/2023.

Phát biểu tại buổi họp, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn cho biết, tới ngày 31/8, các doanh nghiệp đã hoàn tất xử lý khoá 1 chiều hoặc 2 chiều với các thuê bao vi phạm, 8.6 triệu thuê bao phải đăng ký lại. 

Hàng tháng có 1,5 triệu SIM được phát hành ra ngoài thị trường. Khoảng 85% thuê bao mới thuộc về các nhà mạng lớn như MobiFone, VinaPhone, Viettel. Theo đó số SIM này đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. 15 % còn lại thuộc về các nhà mạng như Wintel, Vietnamobile, Itel… và chưa được kết nối với Cơ sở dữ liệu Quốc gia. 

Qua làm việc với Bộ TT&TT, các nhà mạng nhất trí với chủ trường của Bộ, cam kết từ 10/9/2023 sẽ dừng bán SIM quá các địa lý và chỉ tập trung các các chuỗi cho mình quản lý. Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, các nhà mạng cũng đã đánh tự, tự soát và thấy rõ việc mình không thể quản lý được số SIM được bán ra qua các điểm bán lý. Trước đó, 3 nhà mạng lớn nhất tại Việt Nam là Viettel, VinaPhone, MobiFone đã dừng phát hành SIM cho các đại lý, điểm bán từ ngày 1/6/2023.  

Thời gian tới đây, công nghệ Voice Brandname - tức là các cuộc gọi hiển thị tên doanh nghiệp sẽ được các nhà mạng áp dụng để ngăn chặn tin nhắn rác và tin nhắn lừa đảo. Theo đó các doanh nghiệp muốn quảng cáo qua điện thoại phải đăng ký tên để hiển thị trên cuộc gọi đến. Các cơ quan nhà nước và tổ chức cũng có thể đăng ký tên hiển thị để người nhận biết đó là thật.

Thứ trưởng Phạm Đức Long thông tin thêm, trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các nhà mạng xử lý SIM rác. Nhà mạng quản lý phát triển thuê bao chặt chẽ và Bộ sẽ xử lý phạt nghiêm theo Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/1/2022. Nếu Bộ TT&TT phát hiện nhà mạng nào vi phạm sẽ đình chỉ việc phát triển thuê bao của nhà mạng đó từ 3-12 tháng tùy theo mức độ vi phạm”.

Xử lý đồng thời SIM rác và SIM không chính chủ 

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của ngành Viễn thông là chỉ đạo các doanh nghiệp xử lý triệt để tình trạng SIM có thông tin không đúng quy định, SIM không chính chủ, đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về rủi ro khi sử dụng SIM rác.   

Xử lý đồng thời SIM rác và SIM không chính chủ.

Theo các chuyên gia tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) mục đích chính của đối tượng lừa đảo là ăn cắp thông tin cá nhân của người dùng. Những thông tin này có thể được lạm dùng nhiều lần với nhiều mục đích khác. SIM rác chính là một trong những “công cụ đắc lực” để các đối tượng dễ dàng thực hiện hành vi của mình. 

Phải nói thêm, không chỉ SIM rác, SIM không chính chủ cũng có thể tạo ra các tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Nguyên nhân từ một phần hoạt động tiếp thị từ xa và telesale. Đây cũng là vấn đề nhức nhối ở nhiều quốc gia, không riêng gì Việt nam. 

Hiện nay có tình trạng các đại lý đang thuê người đứng tên để đăng ký chính chủ cho thuê bao. Sau đó những SIM này tiếp tục được các đại lý bán cho khách hàng. Do đó tình trạng SIM không chính chủ vẫn đang được bán ra ngoài thị trường. 

Thứ trưởng Phạm Đức Long cho rằng từ thực trạng trên, để làm sạch môi trường viễn thông, loại bỏ phiền hà cho người dân cần xử lý đồng thời hai loại hình rác viễn thông này. Đồng thời Bộ TT&TT cũng nhấn mạnh, người dân cần nâng cao trách nhiệm, không đứng tên SIM hộ bất cứ ai để tránh phải hệ lụy không đáng có. 

Thời gian tới, Bộ TT&TT tiếp tục chỉ đạo nhà mạng đối soát, tăng cường kiểm tra và thanh tra phát triển thuê bao mới. Từ đó đưa ra các biện pháp xử lý mạnh tay như ngừng cho phép phát triển thuê bao mới. 

 

Theo Thông tư 22/2021/TT-BTTTT , những hành vi vi phạm liên quan tới thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ tùy theo hành vi, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng; mức phạt cao nhất có thể lên đến 100.000.000 đồng và buộc thu hồi số điện thoại do thực hiện hành vi vi phạm.

Những hành vi vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại quảng cáo, dịch vụ nội dung qua tin nhắn tùy theo hành vi sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng; mức phạt cao nhất có thể lên đến 170.000.000 đồng.