Theo VNDirect thống kê, tính từ đầu tháng 8 đến ngày 24/8 có 13 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thành công, trong đó tổng giá phát hành đạt khoảng 12.770 tỷ đồng (thấp hơn 58,5% so với tháng trước).
Được biết, lũy kế 8 tháng đầu năm tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phát hành đạt 100.997 tỷ đồng (giảm 54,75% so cùng kỳ).
Trong tháng 8 hoạt động mua lại trước hạn đã chững lại với tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được mua lại là khoảng 7.246 tỷ đồng.
VNDirect cho biết, trong tháng 8 hoạt động đàm phán thay đổi điều khoản và điều kiện trái phiếu giữa các tổ chức phát hành và các trái chủ vẫn diễn ra tích cực.
Theo VNDirect ước tính, sẽ có khoảng hơn 25,8 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong tháng 9.
Được biết, tháng 9 vẫn là một trong những tháng có giá trị đáo hạn lớn nhất trong năm nay mặc dù tổng giá trị đáo hạn trong tháng này giảm khoảng 7,3% so với tháng 8.
VNDirect cho hay, tính tới ngày 24/8 có khoảng 67 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp theo thông báo của HNX.
Giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn theo tháng (Đơn vị: tỷ đồng). Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
Ước tính, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp này vào khoảng 173,68 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 15,9% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ toàn thị trường), chiếm phần lớn là các doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản.
Được biết, trái phiếu của doanh nghiệp BĐS chiếm tới 2/3 thị trường trái phiếu. Mà thị trường BĐS lại đang trong trạng thái "đóng băng" khiến cho doanh nghiệp không thể tiếp tục phát hành trái phiếu. có thể thấy doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về vốn để hoạt động và trả nợ cho trái chủ. Vấn đề này cực kỳ nan giải và thậm chí sẽ ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng.
Được biết, trong quý III/2023 sẽ có khoảng hơn 75,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn (tăng 14,9% so với quý II/2023). Có tỷ trọng lớn nhất là nhóm bất động sản, chiếm gần 43,6% tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trong quý III/2023, nhóm tài chính – ngân hàng đứng thứ 2 với tỷ lệ chiếm 30% tổng giá trị đáo hạn.
Chuyên gia phân tích tới từ Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, ông Nguyễn Bá Khương cho hay, thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, nhiều doanh nghiệp gặp khó về dòng tiền, hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn, danh sách các doanh nghiệp chậm thanh toán các nghĩa vụ nợ trái phiếu vẫn tiếp tục tăng lên.
Tổng hợp thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), KBSV ước tính trong nửa cuối năm 2023 có khoảng 13 doanh nghiệp phi ngân hàng có giá trị trái phiếu đáo hạn trên 3.000 tỷ.
Theo KBSV, trong giai đoạn này rủi ro vỡ nợ do trái TPDN là rất căng thẳng. Trong đó, dẫn đầu giá trị trái phiếu đáo hạn là Tập đoàn An Đông thuộc Vạn Thịnh Phát với gần 15.000 tỷ đồng. Do đây là những lô trái phiếu liên quan đến vi phạm đã bị phát hiện vào năm ngoái của ban lãnh đạo công ty vì thế rủi ro được đánh giá là rất cao.
Nằm trong danh sách cũng có các tổ chức phát hành khác bao gồm: Tập đoàn Novaland (9.200 tỷ đồng), CTCP Dịch vụ - Thương mại TP.HCM (3.700 tỷ đồng) và CTCP Hưng Thịnh Land (3.600 tỷ đồng) thời gian qua cũng liên tục thông báo về tình trạng chậm thanh toán cả gốc lẫn lãi trái phiếu.
Các thông tin công bố cho thấy, từ đầu năm đến nay đã có nhiều doanh nghiệp bất động sản đã thông báo chậm trả lãi hoặc gốc trái phiếu với cùng lý do "chưa thu xếp kịp nguồn thanh toán".
Bộ trưởng Phớc cũng đã yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải bổ sung, tăng cường trách nhiệm đối với nhà đầu tư, đặc biệt là trách nhiệm trả nợ trái phiếu đến hạn. Các đơn vị trong Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu để có biện pháp phù hợp kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho thị trường trường trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới.
Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật
https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6805524429507255/?