Ngày 24/4/2022, UBND tỉnh Lai Châu đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 490 cho dự án khai thác chế biến mỏ đất hiếm Bắc Nậm Xe, huyện Phong Thổ. Theo đó, dự án được khai thác quặng kim loại đất hiếm và khoáng sản có công suất 600 nghìn tấn/năm trên diện tích khai thác là 105,73 ha.
Về vấn đề này Tạp chí Kinh tế Môi trường đã ghi nhận ý kiến từ PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.
Mỏ đất hiếm Bắc Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Theo PGS.TS Lưu Đức Hải, đất hiếm gồm 17 nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn Mendeleev, ngoài 2 nguyên tố là Sc và Y có 15 nguyên tố hóa học số 57 đến 71 nằm trong một ô của bảng tuần hoàn. Khi nó nằm trong một ô của bảng tuần hoàn có nghĩa là nó khác nhau về mặt trọng lượng nhưng nó giống nhau về tính chất vật lý và hóa học nên rất khó tách khỏ nhau trong quá trình tinh luyện.
Để tách nguyên tố này nó có mấy bước, bước đầu tiên là phải tách các oxit của các nguyên tố này ra khỏ thành phần quặng; sau đó mới tác các kim loại này ra khỏ hỗn hợp các oxit. Như vậy, công nghệ Việt Nam hiện nay khó có thể làm được việc này, giỏi lắm đến oxit thôi. Còn công nghệ để tách ra những nguyên tố riêng phải phải có công nghệ hiện đại và vốn đầu tư lớn. Tôi được biết: có một số viện khoa học ở nước ta được trang bị thiết bị đắt tiền nhưng vẫn chưa tách được hiệu quả từng nguyên tố đất hiếm riêng rẽ để bán ra thị trường thế giới.
PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.
Theo Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, việc khai thác đất hiếm có 4 vấn đề sau:
Thứ nhất: Là công nghệ kỹ thuật khi khai thác đất hiếm sẽ gặp rất nhiều khó khăn, rõ ràng phải có các nhà đầu tư nước ngoài nếu không ta cũng chỉ đến là oxit thôi chứ không thể đến các nguyên tố mà người ta muốn mua là mua các nguyên tố chứ không mua oxit vì giá thành bán oxit hỗn hợp rẻ nên không hiệu quả. Có thể xem đây là quá trình sơ chế chứ chưa phải là sản xuất đất hiếm, chưa phải là sản phẩm thương mại có giá trị, mà mới là sản phẩm trung gian thôi. Nên cho dù Việt Nam đang được coi là nước có trữ lượng đứng thứ 2 thế giới, nhưng khai thác và chế biến đất hiếm vẫn là bài toán khó cần phân tích và đánh giá.
Thứ 2: Quặng đất hiếm là thường chứa một lượng các nguyên tố phóng xạ (U, Th) rất lớn. Tức là các mỏ đất hiếm đồng thời là các mỏ phóng xạ, hơn nữa nguyên tố phóng xạ Th ít có giá trị bằng Urani (U). Ở vùng ven biển, trong quá trình khai thác quặng Ti tan – Ilmenite (FeTiO3), chúng ta tách ra hàng trăm tấn khoáng vật chứa xạ Monazite (Sc, Y)[PO4] chứa các nguyên tố đất hiếm và nguyên tố phóng xạ Th đang là nguyên nhân gây ô nhiễm cho vùng cát ven biển sau khi khai thác. Do vậy, nên khai thác đất hiếm nó sẽ phát sinh ra nguyên tố phóng xạ và làm thế nào xử lý được để đảm bảo tiêu chuẩn đấy nó đòi hỏi một kinh phí nữa. Và đấy chính là điều tại sao các mỏ đất hiếm ở Mỹ đóng cửa và người Mỹ nhường cho các quốc gia khác như Trung Quốc độc quyền trong thị trường đất hiếm Thế giới. Bởi có những quốc gia đó không quan tâm đến việc xử lý phóng xạ và điều này liên quan đến giá thành.
Khu vực dự kiến khai thác đất hiếm tại xã Nậm Xe có rất nhiều hộ dân.
Thứ 3: Đất hiếm cũng tùy thuộc vào từng nguyên tố đất hiếm, không phải giá đất hiếm nào cũng giống nhau mỗi nguyên tố có giá trị khác nhau. Thông thường các nguyên tố đất hiếm nặng thì giá bán cao hơn, vì nó sử dụng trong các thiết bị quan trọng: Các thiết bị điện tử hoặc là nam châm từ trường cao, giá thành cao hơn rất nhiều cho nên giá đất hiếm hoàn toàn khác nhau và nhóm nặng sẽ cao hơn. Thành phần đất hiếm trong các mỏ ở Việt Nam thông thường nằm trong nhóm đất hiếm nhóm nhẹ, nên nhu cầu không nhiều và giá bán thấp nên trước đây có một số tổ chức nước ngoài vào khảo sát, thăm dò nhưng họ không mặn mà vì lợi nhuận đầu tư không cao. Mặc dù vậy phạm vi sử dụng các nguyên tố đất hiếm ngày càng rộng và nhóm nặng hay nhẹ đều sử dụng được. Chính vì thế cho nên thế giới khi thấy ở ta có nhiều tiềm năng nên họ nhảy vào, bởi đất hiếm sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, có có thể ở Việt Nam dù trong nhóm nhẹ nhưng có ứng dụng rất cao.
Thứ 4: Liên quan đến đất hiếm về màu sắc giống như đất thường cho nên khó phân biệt khó có thể dùng cảm quan phân biệt được như quặng vàng, quặng đồng, thạch anh có thể thấy rất rõ. Chính vì thế người dân họ biết, họ khai thác chúng ta cũng khó quản lý hơn rất nhiều. Bởi vì khó phân biệt nên có thể dễ dàng qua mặt các cơ quan chức năng. Do đó, việc khai thác và buôn bán đất hiếm bất hợp pháp đã xảy ra nhưng cơ quan quản lý Việt Nam mãi gần đây mới phát hiện được. Việc phân công quản lý, khai thác đất hiếm phải có thêm người có chuyên môn, phân biệt được đất hiếm và đất thường.
Toàn cảnh mỏ đất hiếm xã Nâm Xe.
"Việt Nam cho dù là nước có tiềm năng về trữ lượng đất hiếm, tới đây có thể có các tổ chức kinh tế nước ngoài sẽ vào khảo sát, đầu tư khai thác và chế biến bằng thiết bị công nghệ cao. Đặc biệt là việc tách các nguyên tố đất hiếm có tính chất gần giống nhau để tạo ra nguồn thu nhập cho đất nước, hướng tới việc chế tạo các chip điện tử mới. Chúng ta ủng hộ việc đó nhưng cũng cần quan tâm đến các tác động môi trường của hoạt động này", PGS.TS Lưu Đức Hải nhấn manh.
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của "Dự án khai thác và chế biến mỏ đất hiếm Bắc Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu" để lấy ý kiến tham vấn rộng rãi của cộng đồng. Theo đó, Công ty TNHH Xây dựng Hưng Hải là chủ đầu tư dự án; Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (Hà Nội) là đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM. Tổng diện tích sử dụng đất phục vụ cho dự án gần 182ha thuộc xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ; thời gian hoạt động dự án được đề xuất 30 năm. Theo tìm hiểu, mỏ đất hiếm Bắc Nậm Xe có tổng trữ lượng tài nguyên cả quặng gốc và quặng phong hóa trên 7,5 triệu tấn đất hiếm, trữ lượng, tài nguyên đất hiếm phong hóa của mỏ được phê duyệt là 1,16 triệu tấn. Khoáng sản đi kèm là barit, trữ lượng gần 3 triệu tấn. |