Tỉnh nào đứng đầu xếp hạng Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường?
Theo kết quả đánh giá, Đà Nẵng đứng đầu trong 63 tỉnh thành cả nước về thực hiện bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (PEPI) với tổng điểm 73,33 điểm. Đây là năm thứ hai liên tiếp thành phố dẫn đầu bảng xếp hạng.
Các vị trí tiếp theo là tỉnh Bắc Kạn với 70,29 điểm; Lạng Sơn với 65,62 điểm; Bắc Ninh với 65,29 điểm; Tiền Giang với 65,22 điểm.
Theo bảng xếp hạng này, Hà Nội xếp thứ 46 với 55,70 điểm; TP. Hồ Chí Minh xếp thứ 19 với 60,80 điểm. Bên cạnh đó, 5 tỉnh/thành phố có tổng điểm Bộ chỉ số thấp nhất là Bạc Liêu (47,04 điểm), Đắk Lắk (49,05 điểm), Yên Bái (49,76 điểm), Vĩnh Phúc (50,12 điểm) và Bình Thuận (51,63 điểm).
Xem thêm TẠI ĐÂY
Sau 6 tháng thi công, Vành đai 4 – vùng Thủ đô dần thành hình như thế nào?
Theo báo cáo của Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội, Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang được cả 3 tỉnh gấp rút triển khai.
Cụ thể, hiện 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên đã phê duyệt phương án và thu hồi đất được 1.306,06/1.390,63 ha, đạt 93,92%; di chuyển 11.540/15.556 ngôi mộ, đạt 74,18%.
Trong đó, TP. Hà Nội thu hồi đất 764,0/791,35 ha, đạt 96,54%; di chuyển 8.718/10.082 ngôi mộ, đạt 86,42%. Đã khởi công và tổ chức xây dựng 12/13 khu tái định cư, trong đó huyện Thường Tín đã tổ chức bốc thăm cho 137 hộ dân đủ điều kiện bố trí tái định cư.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Sấy cà phê gây ô nhiễm, doanh nghiệp bị xử phạt 130 triệu đồng
Theo Quyết định số 03 của UBND huyện Đắk Song, Công ty TNHH MTV Nghĩa Hạnh Đắk Nông (trụ sở tại xã Nâm N'Jang, huyện Đắk Song) có lò sấy chứa hàm lượng chất gây ô nhiễm trong không khí vượt quy chuẩn dưới 5 lần đối với thông số môi trường; tổng bụi lơ lửng (TSP) vượt 1,75 lần theo quy chuẩn.
Hành vi trên đã vi phạm Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo Quyết định của UBND huyện Đắk Song, Công ty TNHH MTV Nghĩa Hạnh Đắk Nông phải phục hồi môi trường theo quy định cũng thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm gây ra.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Chuyên gia nói làm vành đai 2 trên cao đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy có khả thi?
Dự án đường vành đai 2 trên cao đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy có chiều dài 3,44km và có tổng mức đầu tư 8.500 tỷ đồng.
Dự án được đề xuất nhằm giảm tải áp lực giao thông cho nút giao Ngã Tư Sở, nơi có mật độ phương tiện cao bậc nhất Thủ đô. Đồng thời sẽ phát huy hiệu quả vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở.
Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải cũng đề xuất nghiên cứu triển khai dự án đầu tư xây dựng vành đai 3 phía Bắc dài khoảng 14km và dự án đầu tư xây dựng đường Hoàng Quốc Việt kéo dài đoạn từ Phạm Văn Đồng đến phố Trần Vỹ (bao gồm cả hầm chui qua đường Phạm Văn Đồng với hầm 4 làn xe).
Xem thêm TẠI ĐÂY
Vẫn tiếp diễn khai thác cát trái phép làm biến dạng sông Hồng
Câu chuyện khai thác cát trái phép trên sông Hồng tuy không mới, nhưng hệ lụy mà nó để lại thì chẳng bao giờ là cũ. Không chỉ trục lợi, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản quốc gia, hoạt động khai thác cát thiếu kiểm soát, vượt quá mức - còn là nguyên nhân chính và là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng biến dạng lòng dẫn sông Hồng, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Nhưng dưới lòng sông là cát - một loại khoáng vật ngày một đắt giá, trong cơn khát nguồn cát phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế nên tình trạng vận chuyển, tiêu thụ cát lậu trên sông, chưa khi nào hết "nóng".
Tình trạng đáy lòng dẫn bị tụt thấp, dẫn đến mực nước cũng bị hạ thấp đã nhiều lần được Viện Quy hoạch thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra cảnh báo nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi hiện tượng này, nếu tiếp tục xảy ra sẽ tiếp diễn nhiều hệ lụy nghiêm trọng như xói lở ven bờ, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt; ảnh hưởng đến an ninh lương thực, gia tăng xâm nhập mặn ven bờ và ô nhiễm dòng sông; có thể khiến giao thông thủy tê liệt.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Thanh tra Chính phủ: Đề nghị chuyển loạt hồ sơ vi phạm về xăng dầu đến Bộ Công an
Theo đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an đã tiếp nhận 3 hồ sơ, tài liệu vụ việc để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, hành vi vi phạm pháp luật trong việc kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức.
Nội dung thứ hai là hành vi vi phạm pháp luật trong việc kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu tại Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Điểm tên 87 mã chứng khoán bị HoSE cắt margin quý 1/2024
Trong đó, chủ yếu nguyên nhân cổ phiếu bị cắt margin là do thời gian niêm yết dưới 6 tháng, chứng khoán thuộc diện cảnh báo/kiểm soát/hạn chế/đình chỉ giao dịch, lợi nhuận trên BCTC kiểm toán bán niên 2023 là số âm.
Cụ thể, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) đã công bố danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) quý 1/2024 bao gồm 87 mã chứng khoán (79 cổ phiếu 8 chứng chỉ quỹ).
Xem thêm TẠI ĐÂY
Giá điện sẽ tiếp tục “leo thang” trong năm 2024?
Năm 2023, giá bán lẻ điện được điều chỉnh 2 lần (tăng 3% từ 4/5 và tăng 4,5% từ 9/11), chính vì thế giá bán lẻ điện bình quân cả năm 2023 ước đạt 1.950 đồng/kWh (tăng 68,22 đồng/kWh so với năm 2022).
Tổng cục Thống kê cho hay, năm 2023, chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng 4,86%, tác động làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm do nhu cầu sử dụng điện tăng cùng với từ ngày 04/5/2023 và ngày 09/11/2023, EVN điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Theo nhận định của bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê), giá điện tăng chưa tác động nhiều vào chỉ số CPI 2023, nhưng sẽ được thể hiện rõ trong năm 2024.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Xuất khẩu thủy sản được dự đoán sẽ ra sao trong năm 2024?
Theo những dự đoán mới nhất, phải tới nửa cuối năm 2024 nhu cầu cá tra mới có thể phục hồi đồng thời tại hai thị trường lớn nhất ngành cá tra (Mỹ và Trung Quốc).
Về triển vọng trong năm 2024 của CTCP Vĩnh Hoàn (VHC - một doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu cá tra), Bộ phận phân tích thuộc Công ty chứng khoán FPTS nhận định, động lực tăng trưởng kết quả kinh doanh chủ yếu từ sự phục hồi mạnh mẽ của mảng cá tra, nhờ VHC hưởng lợi từ bối cảnh cán cân cung - cầu toàn ngành kỳ vọng thâm hụt từ nửa cuối năm 2024.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Những kịch bản cho thị trường bất động sản năm 2024
Theo PGS. TS. Nguyễn Kim Chung, Nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trong năm 2023 thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.
Năm 2023, một loạt chính sách đã được thông qua đã có tác động đến thị trường bất động sản. Tuy nhiên, về cơ bản các tác động chỉ để thị trường được bình ổn chứ chưa đạt được tác động kích thích, thúc đẩy.
Xem thêm TẠI ĐÂY