Hải Phòng: Sẽ không cấp Giấy phép kinh doanh cho cơ sở có vi phạm
Vừa qua, một số cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn TP. Hải Phòng đã có các hành vi vi phạm về lĩnh vực đất đai, xây dựng và môi trường, làm ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng đô thị, mất đi tính chất nguyên bản của đất nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường.
Để kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đã ban hành văn bản số 4935/VP-ĐC2, yêu cầu Công an thành phố Hải Phòng cùng với các Sở Y tế, Văn hóa và Thể thao, UBND các quận, huyện khi cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thành phố cần phải đảm bảo sự phù hợp với các thủ tục về đất đai, xây dựng, môi trường.
Đối với nhiệm vụ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, chỉ được cấp Giấy chứng nhận khi cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đảm bảo các điều kiện phòng cháy chữa cháy.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Hà Nội khởi công tuyến đường cao tốc hơn 3.000 tỉ đồng
Sáng 19/7, TP Hà Nội tổ chức khởi công tuyến đường nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với vành đai 3 với tổng vốn đầu tư 3.200 tỉ đồng.
Tuyến đường kết nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3 dài 3,4km, gồm 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp, tổng diện tích sử dụng đất khoảng 31 ha. Các hạng mục chính của dự án gồm nút giao bán hoa thị Tứ Hiệp; đoạn đường từ Tứ Hiệp đến vành đai 3; nút giao với vành đai 3; hạ tầng kỹ thuật, thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, đường gom.
Kinh phí đầu tư tuyến đường nối là 3.200 tỷ đồng từ ngân sách thành phố, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng hơn 930 tỷ đồng, chi phí xây dựng trên 1.900 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án 16 tỷ đồng, chi phí tư vấn đầu tư 71 tỷ đồng, chi phí khác 19 tỷ đồng và dự phòng phí 268 tỷ đồng.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Hà Nội lên tiếng về lập Đề án phát triển bãi giữa Sông Hồng
UBND thành phố Hà Nội cho biết, trước đây, thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố và trên cơ sở đề nghị của UBND quận Hoàn Kiếm về việc cho phép nghiên cứu lập Đề án phát triển khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thành công viên văn hóa và du lịch, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã báo cáo và UBND Thành phố đã có văn bản số 4316/UBND-ĐT ngày 2/12/2021 chỉ đạo:
Thứ nhất, thống nhất chủ trương cho phép UBND quận Hoàn Kiếm được nghiên cứu lập Đề án phát triển khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận.
Thứ hai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chủ trì cùng Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn UBND quận Hoàn Kiếm triển khai nghiên cứu lập Đề án tuân thủ đúng định hướng các quy hoạch trong khu vực, bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định... Sau khi hoàn chỉnh Đề án, báo cáo UBND Thành phố xem xét, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ý kiến thống nhất, trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy trình, quy định...
Xem thêm TẠI ĐÂY
Chính phủ phê duyệt quy hoạch khai thác bô xít, tối đa 118 triệu tấn/năm
Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là tài nguyên khoáng sản được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.
Đối với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng, các doanh doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực khai thác, chế biến. Đối với các mỏ trữ lượng thấp, phân tán, Chính phủ hạn chế và tiến tới chấm dứt khai thác.
Chính phủ xác định rõ mục tiêu đối với một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược trong giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, quy hoạch bô xít là khoáng sản tỉnh Đắk Nông nói riêng, một số tỉnh Tây Nguyên đặc biệt quan tâm.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Đã có 72 dự án NLTT chuyển tiếp nộp hồ sơ, 60 dự án đề xuất giá tạm
Theo báo cáo của EVN, đến ngày 14/7, có 72/85 dự án năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp với tổng công suất 3.931,86MW gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện; trong đó có 60 dự án (tổng công suất 3.331,41MW) đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá của Bộ Công Thương.
Cụ thể, EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 58/60 dự án; Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm cho 58 dự án với tổng công suất 3.181,41MW.
Có 14 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 686,12MW đã hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại lên lưới.
Sản lượng điện phát lũy kế của các dự án NLTT chuyển tiếp tính từ thời điểm COD đạt khoảng 115 triệu kWh; trong đó, sản lượng điện phát trung bình ngày khoảng 3,2 triệu kWh, chiếm khoảng 0,4% tổng sản lượng nguồn điện được huy động.
20 dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 27 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 37 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.
Hiện vẫn còn 13 dự án với tổng công suất 802,70MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Hà Nội dành 4 lô đất để xây trường học
Mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì kiểm tra tiến độ xây dựng trường học công lập đạt chuẩn quốc gia và các dự án đầu tư xã hội hóa trường học chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Trước khi làm việc với lãnh đạo quận Hoàng Mai, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đi kiểm tra thực tế tại các ô đất nhận bàn giao từ Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) để xây dựng trường công lập trên địa bàn phường Hoàng Liệt; kiểm tra tiến độ dự án xây dựng trường Tiểu học - THCS Tân Mai (phường Tân Mai) và kiểm tra dự án xã hội hóa xây dựng tại ô đất nhà trẻ ký hiệu NT, ô đất trường tiểu học ký hiệu TH, tổng diện tích 13.643,7m2 tại khu chức năng đô thị Ao Sào (phường Thịnh Liệt).
Trên cơ sở đó, quận Hoàng Mai kiến nghị thành phố chỉ đạo, ban hành quyết định thu hồi đất chính thức 4 ô đất đã được Tổng HUD bàn giao nguyên trạng cho quận, làm cơ sở pháp lý giao quận thực hiện và đầu tư.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Tân Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam là ai?
Ngày 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành quyết định số 868/QĐ-TTg quyết định điều động, bổ nhiệm ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương - giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Ông Đặng Hoàng An sinh năm 1965, quê quán Hiệp Hòa, Bắc Giang. Ông An đã tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Năng lượng điện tại CH Séc và Thạc sỹ Quản lý hệ thống điện, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại Học viện Công nghệ châu Á (Thái Lan). Ông An thông thạo các ngoại ngữ là tiếng Anh, Tiệp Khắc. Trình độ lý luận chính trị cao cấp.
Ông An từng trải qua nhiều vị trí công tác, lãnh đạo quản lý ngành điện như: Phó giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (1993 đến 2004); Trưởng Ban Kỹ thuật Lưới điện EVN (2004 đến 2006); Phó giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 (2006 đến 2007); Trưởng Ban Kế hoạch EVN (2007 đến 2008); Phó tổng Giám đốc EVN (2008 đến 2015), Tổng giám đốc EVN (từ tháng 7/2015 đến tháng 5/2018). Từ tháng 5/2018 đến nay, ông An giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Ngày đầu tiên vận hành: Hơn 5 triệu trái phiếu trị giá 1.800 tỷ đồng được giao dịch
Sáng hôm qua (ngày 19/7), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chính thức đưa vào vận hành hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Theo HNX, tại thời điểm mở cửa, thị trường có 19 mã trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được chấp thuận đăng ký giao dịch và đưa vào giao dịch ngay từ phiên đầu tiên.
Xem thêm TẠI ĐÂY
VCBS: Năm 2024, lợi nhuận giảm nhanh chóng, một số nhà băng có thể tăng trưởng âm
VCBS cho hay, kết thúc quý I/2023, NIM (biên lãi ròng) toàn ngành ngân hàng đã giảm còn 3,68% từ mức 3,81% cuối năm 2022.
Nguyên do bởi việc điều chỉnh lãi suất huy động đã phần nào được phản ánh vào NIM; trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng chậm hơn và các khoản nợ phải thu có chiều hướng gia tăng. NIM dự kiến tiếp tục giảm trong quý II khi nguồn vốn huy động giá cao vẫn chưa được hấp thụ hết, cùng với việc nguồn vốn lãi suất thấp CASA sụt giảm mạnh.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Chính thức vận hành hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Dự kiến HNX có hơn 1.600 mã TPDN riêng lẻ sẽ được đưa vào giao dịch sau khi khai trương hệ thống. Theo quy chế, việc giao dịch TPDN riêng lẻ trên hệ thống của HNX được thực hiện thông qua thành viên giao dịch TPDN riêng lẻ (công ty chứng khoán). Hệ thống này chỉ nhận lệnh giao dịch từ thành viên giao dịch TPDN riêng lẻ.
Cơ chế giao dịch trên thị trường TPDN riêng lẻ thứ cấp là giao dịch thỏa thuận. Với cơ chế này, các nhà đầu tư phải tìm hiểu thông tin đầy đủ và xác nhận trước khi mua. Cơ chế thanh toán tương tự thị trường phái sinh là thanh toán tức thời và thanh toán cuối ngày.
Về thời gian giao dịch, HNX tổ chức giao dịch trái phiếu riêng lẻ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ lễ. Mỗi ngày gồm 2 phiên: Phiên sáng (9 giờ - 11 giờ 30 phút), phiên chiều (13 giờ - 14 giờ 45 phút). Nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch tại thành viên giao dịch để thực hiện giao dịch. Nhà đầu tư mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Theo đó, thành viên giao dịch TPDN riêng lẻ có trách nhiệm xác định tư cách nhà đầu tư, đảm bảo nhà đầu tư đúng đối tượng giao dịch theo quy định.
Xem thêm TẠI ĐÂY