1. Bộ Xây dựng tập trung hoàn thiện, trình Quốc hội ban hành Luật Nhà ở (sửa đổi)
Bộ Xây dựng tập trung hoàn thiện, trình Quốc hội ban hành Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó đề xuất Quốc hội cho phép những nội dung liên quan đến chính sách về nhà ở xã hội sẽ có hiệu lực sớm sau khi ban hành.
Tại buổi Họp báo thường kỳ diễn ra mới đây, Bộ Xây dựng đã thông tin về việc dừng xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà ở lưu trú công nhân khu công nghiệp.
Thay vào đó, Bộ Xây dựng tập trung hoàn thiện, trình Quốc hội ban hành luật Nhà ở sửa đổi, trong đó đề xuất Quốc hội cho phép những nội dung liên quan đến chính sách về nhà ở xã hội sẽ có hiệu lực sớm sau khi ban hành.
Xem thêm TẠI ĐÂY
2. Từ 1/5, Hải Phòng ‘phạt nguội’ tại nhiều nút giao ở nội thành
UBND TP Hải Phòng vừa chỉ đạo các sở, ngành triển khai ‘phạt nguội’ các phương tiện vi phạm giao thông từ 1/5 tại nhiều nút giao ở nội thành.
Cụ thể, ngày 25/4/2023, UBND TP Hải Phòng có Văn bản số 924/UBND-KSTTHC về việc triển khai phạt nguội để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. UBND TP Hải Phòng biểu dương Viettel Hải Phòng đã tích cực, chủ động trong quá trình triển khai lắp đặt hạ tầng hệ thống camera phục vụ “phạt nguội”. Tuy nhiên, Hải Phòng cũng cho rằng còn có cơ quan, đơn vị chưa tích cực, chủ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nói trên.
Xem thêm TẠI ĐÂY
3. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sớm hoàn thiện phương án giảm 2% thuế VAT
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện hồ sơ, phương án giảm 2% thuế VAT, giảm tiền thuê đất… để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và 5 ngân hàng thương mại Nhà nước về các giải pháp giảm lãi suất cho vay, tình hình hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các giải pháp trong thời gian tới; kết quả thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp và các giải pháp trong thời gian tới.
Xem thêm TẠI ĐÂY
4. Vì sao Hà Nội chi tới hơn 3.200 tỷ cho dự án nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ?
Theo kế hoạch ban đầu được Thủ tướng phê duyệt năm 2020, dự án đường kết nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với vành đai 3 có tổng mức đầu tư 2.535 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội.
Tới tháng 4/2022, quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án được thông qua và chấp thuận việc tăng vốn lên mức 3.248,7 tỷ đồng. Mức đầu tư này cao hơn nhiều những nút giao trước đây được xây dựng tại Hà Nội như: Nút giao đường vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (hơn 400 tỷ đồng, hoàn thành năm 2020); nút giao hoa thị quốc lộ 5 - vành đai 3 (hơn 1.700 tỷ đồng, hoàn thành năm 2015)…
Xem thêm TẠI ĐÂY
5. Đối tượng nào lọt vào “tầm ngắm” đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường?
Nhằm đánh giá hoạt động bảo vệ và phục hồi môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh, một số tỉnh, thành phố đang triển khai kế hoạch thanh kiểm tra nhiều nhóm đối tượng.
Theo kế hoạch thanh, kiểm tra về môi trường năm 2023, Sở TN&MT TP. Hà Nội sẽ tập trung thanh tra về môi trường hàng loạt dự án khu đô thị, khu chung cư lớn trên địa bàn.
Xem thêm TẠI ĐÂY
6. 355 dự án nhà ở tại TP. HCM đủ điều kiện được cấp sổ hồng
Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM vừa công bố danh sách 355 dự án nhà ở đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận (sổ hồng) cho người mua nhà trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, hơn 81.000 căn nhà bao gồm: căn hộ, nhà ở riêng lẻ, officetel, shophouse sẽ được cấp sổ hồng.
Trong danh sách này có các dự án của Tập đoàn Hưng Thịnh, Novaland, Vingroup, Công ty Phát Đạt, Công ty Him Lam, Gotec Land, Đất Xanh, Đức Khải, Sài Gòn Thương Tín…
Xem thêm TẠI ĐÂY
7. 4 ngân hàng lớn đồng thuận giảm lãi suất cho vay
Tại Hội nghị về công tác tín dụng và triển khai Thông tư 02/2023TT-NHNN, 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đã đồng thuận cao về chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về việc giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian tới.
Theo đó, 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đã đồng thuận cao về chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về việc giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian tới. Đây là những ngân hàng thương mại nhà nước chiếm trên 50% thị trường tín dụng của Việt Nam.
Xem thêm TẠI ĐÂY
8. Cần làm gì doanh nghiệp phát hành trái phiếu và trái chủ để tìm ra tiếng nói chung?
Mới đây, Bộ Tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị cần phát huy vai trò chủ động hơn nữa, thảo luận với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và trái chủ để tìm ra tiếng nói chung, giải pháp chung.
Tại Trụ sở Chính phủ vào ngày 25/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và 5 ngân hàng thương mại Nhà nước về các giải pháp giảm lãi suất cho vay, tình hình hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các giải pháp trong thời gian tới, kết quả thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp và các giải pháp trong thời gian tới.
Xem thêm TẠI ĐÂY
9. Lãnh đạo MBBank nói gì về khoản đầu tư trái phiếu bất động sản?
Sáng ngày 25/4, Ngân hàng TMCP Quân đội - MBBank (MBB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 để trình cổ đông thông qua các kế hoạch kinh doanh năm nay và kiện toàn nhân sự HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024.
Một trong những nội dung trong phiên thảo luận được các cổ đông ngân hàng quan tâm là việc cho vay, đầu tư trái phiếu trong lĩnh vực bất động sản của MBBank. Đặc biệt là giao dịch với các doanh nghiệp gặp khó khăn gần đây như Novaland, Hưng Thịnh và Trung Nam.
Xem thêm TẠI ĐÂY