Tạ Nhị ·
37 tuần trước
 8927

Điểm tin nổi bật trong ngày 30/8/2023

Tin tức nổi bật ngày 30/8/2023 được cập nhật trên trang VnGreen có những nội dung sau:

Việt Nam đứng thứ 2 về thu hút FDI vào năng lượng tái tạo

Theo Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển, Việt Nam thu hút 106,8 tỷ USD vốn (FDI) vào lĩnh vực năng lượng tái tạo trong giai đoạn 2015 - 2022. Đứng thứ 2 trong số các nền kinh tế đang phát triển.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Hiểu sao cho đúng về tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp bền vững?

Nông nghiệp bền vững hiểu đơn giản là một chuỗi sản xuất. Gồm sản xuất lương thực, thực phẩm và cây trồng, vật nuôi. Trong đó, người sản xuất (nông dân) đã sử dụng các kỹ thuật nông nghiệp nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, đối xử tốt với vật nuôi. Từ đó thỏa mãn nhu cầu của con người ở hiện tại, tương lai.

Một nền nông nghiệp bền vững đòi hỏi phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là: đảm bảo nhu cầu nông sản của loài người hiện nay và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau (trong đó bao gồm gìn giữ được quỹ đất, quỹ nước, quỹ rừng, không khí và khí quyền, tính đa dạng sinh học v.v…). Theo đó, việc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững là việc làm vô cùng cấp thiết, đồng thời cũng là xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Hà Nội ban hành tiêu chí sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Mục đích quy định bộ tiêu chí nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở sử dụng năng lượng, áp dụng các biện pháp tiên tiến, sáng tạo để sử dụng năng lượng hiệu quả; hỗ trợ kỹ thuật cho cơ sở, doanh nghiệp phát triển theo mô hình tăng trưởng xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng hội nhập kinh tế thế hệ mới.

Bộ tiêu chí cũng công nhận danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, công trình xây dựng, cơ sở sử dụng nhiều năng lượng trong sản xuất công nghiệp...

Xem thêm TẠI ĐÂY

Bước tiến theo thời gian của quy hoạch khu đô thị sông Hồng

Trước và trong thời kỳ phong kiến, sông Hồng giữ vai trò là tuyến giao thông và giao thương quan trọng của Hà Nội. Lúc này, hai bên sông chưa có nhiều dân cư sinh sống. Theo thời gian, nhu cầu nhà ở ngày càng gia tăng, các làng xóm và khu dân cư hai bên sông Hồng dần hình thành.

Để bảo vệ các khu dân cư đô thị khỏi lũ, lụt, hệ thống đê điều hai bên tả ngạn, hữu ngạn sông Hồng được xây dựng và thường xuyên gia cố. Tuy nhiên, điều này đã vô tình tạo nên sự ngăn cách giữa sông Hồng với không gian phát triển của Thủ đô Hà Nội hiện đại.

Nhận thức giá trị quan trọng về không gian lịch sử, văn hóa và cảnh quan của sông Hồng, đã có nhiều đồ án, dự án, đề tài nghiên cứu được triển khai nhằm mục đích cải tạo dân cư khu vực, kết nối giao thông hai bờ sông, trị thủy sông Hồng.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Bão Saola gây gió mạnh cấp 13-15, Bắc Biển Đông biển động dữ dội

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết rạng sáng 30/8, tâm bão Saola nằm trên vùng biển phía đông bắc khu vực đảo Luzon (Philippines). Sức gió duy trì mạnh nhất cấp 14, giật cấp 17.

Ngày và đêm nay, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây bắc với vận tốc 10-15km/h, có khả năng mạnh thêm. Tối 30/8, vùng gần tâm bão có thể mạnh cấp 14-15. 

Sau thời điểm trên, bão giữ hướng đi, vận tốc và di chuyển vào Biển Đông. Tối 31/8, tâm bão nằm trên khu vực phía đông bắc của Bắc Biển Đông, cường độ mạnh nhất cấp 14, giật cấp 17. 

Ngày 1/9, hình thái trên đổi hướng đi theo tây tây bắc với vận tốc 10km/h, giảm dần cường độ. Bão có thể quần thảo trên khu vực phía bắc của Bắc Biển Đông trong hai ngày, sau đó suy yếu dần. 

Xem thêm TẠI ĐÂY

Quỹ đất “vàng” sau hơn 20 năm quy hoạch sông Hồng

Sau 5 năm kể từ khi lãnh đạo Hà Nội bắt đầu tính đến quy hoạch phân khu đô thị dọc hai bờ sông Hồng, thành phố vừa hoàn thiện bản đồ án chi tiết và được phê duyệt vào cuối tháng 3. Trước đó, quy hoạch này vấp phải nhiều tranh cãi, đặc biệt vướng mắc về vấn đề trị thủy.

Trên thực tế, trong vòng hơn 20 năm qua, Hà Nội từng nhiều lần đề cập đến quy hoạch hai bờ sông Hồng, nhưng chưa có kế hoạch nào được phê duyệt chính thức và được triển khai.

Năm 2022, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 25/3/2022 phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) với quan điểm quy hoạch không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; là trục không gian đặc trưng hành lang xanh.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Hoàn thiện quy hoạch để TP.HCM “hóa rồng”

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn năm 2060, hiện nay chính quyền các cấp, các sở ngành Thành phố (TP) đang khẩn trương thực hiện và hoàn thành các thủ tục cho việc lập đồ án điều chỉnh.

Theo Quyết định 1528/QĐ-TTg ngày 14.9.2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, mục tiêu của việc điều chỉnh quy hoạch lần này là hướng tới phát triển TP trở thành trung tâm giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm văn hóa, tri thức sáng tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, công nghiệp công nghệ cao tầm khu vực; trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics tầm quốc tế.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Khách hàng có thể mất tiền khi gửi tiết kiệm ngân hàng không?

Đầu tiên, rủi ro khi gửi tiết kiệm ngân hàng có thể đến từ việc ngân hàng bị phá sản. Theo Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017:

Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 147a hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d, khoản 7 Điều 151a hoặc khoản 7 Điều 151d của Luật này khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng phá sản. Có thể nói, nếu hoạt động không hiệu quả ngân hàng hoàn toàn có thể bị phá sản.

Tuy vậy, theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, các nhà băng được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi (trừ ngân hàng chính sách).

Xem thêm TẠI ĐÂY

Cổ phiếu APS của Chứng khoán APEC bị cắt margin, tín hiệu cảnh báo nhà đầu tư?

Cụ thể, Chứng khoán APEC đã chậm công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2023 đã được soát xét quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin. Cùng với đó, tại Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 lợi nhuận sau thuế năm 2022 là số âm cũng là nguyên nhân khiến cổ phiếu APS bị cắt margin.

Theo tìm hiểu, vào năm 2006 Chứng khoán APEC được cấp phép hoạt động. Công ty cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán, dịch vụ lưu ký và cả tự doanh chứng khoán.

Xem thêm TẠI ĐÂY