Thành Phong ·
27 tuần trước
 9116

Longform: Loạt dự án nước sạch Hà Nội chậm tiến độ

Nhiều dự án nước sạch của Hà Nội đang chậm tiến độ như nhà máy nước mặt sông Hồng, Dự án Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II...

Hà Nội đã vào thu được hai tháng, nhu cầu dùng nước sạch của hơn 8,4 triệu dân không cao như mùa hè. Mực nước các sông Hồng, Đà, Đuống - nguồn cung cấp nước mặt cho thành phố, sau thời điểm khô cạn cuối tháng 5 và đầu tháng 6, đã được bổ sung bởi nhiều đợt mưa lũ ở thượng nguồn. Tình trạng thiếu nước đến từ nhiều nguyên nhân và phần lớn không thể giải quyết ngay.

Hà Nội được đánh giá có lượng nước ngầm dồi dào. Trong tổng số 1,5 triệu m3 nước sạch cung cấp cho thành phố mỗi ngày đêm thì nước ngầm chiếm 770.000 m3, nước mặt 750.000 m3. Tuy nhiên, do khai thác tự phát kéo dài vài chục năm, mực nước ngầm đã sụt giảm, gây sụt lún đất, ô nhiễm asen.

Theo lộ trình, việc khai thác nước ngầm mỗi ngày đêm giảm dần từ 770.000 m3 như hiện nay xuống 615.000 m3 đến năm 2025; đến 2030 còn 504.000 m3 và đến 2050 còn 413.000 m3.

Một số nhà máy đã đóng cửa giếng ngầm, như Nhà máy nước Hạ Đình đóng 8/17 giếng, còn 9 giếng đang khai thác luân phiên. Từ nay đến năm 2030, nhà máy chỉ hoạt động với công suất 10.000 m3 mỗi ngày đêm, giảm 1/3 trước đó và đến năm 2050 sẽ đóng tất cả giếng ngầm.

Tương tự, Nhà máy Nước Pháp Vân công suất thiết kế 30.000 m3 mỗi ngày đêm đang giảm khai thác xuống 5.000 m3; sau năm 2030 ngừng các giếng nước ngầm, đưa về chế độ dự phòng.

Giảm nước ngầm, Hà Nội phải tăng khai thác và sử dụng nước mặt để bù đắp. Tuy nhiên, hàng loạt dự án nước mặt đang chậm tiến độ.

Đây là một trong các nhà máy nằm trong Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, bên cạnh Nhà máy nước mặt sông Đuống và các nhà máy nước Thăng Long, Cáo Đỉnh, Yên Phụ, Lương Yên, Nam Dư, Gia Lâm, Tiến Thịnh.

Là một trong 4 dự án cấp nguồn mà Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, tập trung trong năm 2020 - 2021, nhưng Dự án Hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông giai đoạn II chưa có nhiều tiến triển, dù chủ đầu tư đã “thay máu” cổ đông.

Dự án Nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì sẽ đảm bảo cấp nước an toàn cho khu vực huyện Đông Anh và hỗ trợ cấp nước an toàn cho một số khu vực phía Nam sông Hồng như: Quận Tây Hồ, quận Cầu Giấy, quận Bắc Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm; Phát huy hết công suất xử lý các nhà máy nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ nước sạch của Công ty Nước sạch Hà Nội.

Dự án được triển khai trên diện tích 52,4ha, trong đó, công trình thu và trạm bơm khoảng 3,4ha (xã Trung Minh, TP Hòa Bình); nhà máy xử lý nước khoảng 45,5ha (xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn); bể chứa nước trung gian khoảng 3,5ha (xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn).

Nhìn chung, việc xây dựng các nhà máy nước đang thực hiện theo quy hoạch của Thủ tướng phê duyệt nhưng chậm với tiến độ. Đặc biệt, trong Quyết định của Thủ tướng cũng quy định phải tiến hành xây dựng một số hệ thống đường ống dẫn chính được ghi cụ thể trong Quyết định. Nhưng việc này chưa được thực hiện hoặc thực hiện rất ít. Nếu như các nhà máy hoàn thành theo quy định về mặt công suất thì hệ thống truyền tải, hệ thống phân phối nước cho nhân dân sẽ thiếu trầm trọng. Điều này sẽ dẫn đến nguồn cung thì dư thừa, nhưng nguồn tiêu thụ đến người dân lại thiếu.

Từ ngày 1/7, giá bán lẻ nước sinh hoạt 10 m3 đầu tiên ở Hà Nội tăng từ 5.973 lên 7.500 đồng và năm 2024 lên 8.500 đồng/m3 một hộ gia đình mỗi tháng. Giá nước sau 10 m3 đầu tiên sẽ tăng lũy tiến.

Giải thích việc tăng giá, tại cuộc họp báo hôm 30/6, Chánh văn phòng UBND thành phố Trương Việt Dũng cho biết 10 năm qua Hà Nội không điều chỉnh giá nước sạch trong khi đó chi phí cấu thành giá nước đã biến động. Do chính sách hạn chế nước ngầm, thành phố phải kêu gọi đầu tư nhà máy nước mặt, giá thành sản xuất cao hơn nước ngầm.

Thành phố đã kêu gọi được 23 nhà đầu tư với 40 dự án cấp nước sạch, trong đó có 11 dự án phát triển nguồn. Sau khi hoàn thành, các dự án sẽ nâng công suất cấp nước sạch toàn thành phố lên hơn 2,3 triệu m3 mỗi ngày đêm; 29 dự án phát triển mạng cấp nước đáp ứng 96% nhu cầu người dân nông thôn (hiện 80%).

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn do giá bán lẻ thấp trong khi chi phí đầu vào ngày càng tăng. Cuối năm 2022, Công ty Nước sạch Tây Hà Nội, đơn vị thực hiện dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 14 xã và một thị trấn tại huyện Hoài Đức, đề nghị thành phố tháo gỡ do thua lỗ.

Công ty viện dẫn vùng nông thôn nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng dân cư phần lớn là làm nông nghiệp, thu nhập không cao, quen sử dụng nước mưa, giếng khoan..., ít tiêu thụ nước sạch của thành phố. Dân cư thưa thớt, khoảng cách giữa các hộ xa, chi phí đầu tư xây dựng mạng lưới cấp nước lớn, dẫn đến giá thành sản xuất nước cao hơn các đơn vị cấp nước trong cùng địa bàn.

Giá mua nước từ đơn vị cấp nguồn cao, trong khi giá bán cho khách hàng rất thấp do áp dụng bảng giá từ năm 2013 dẫn tới dự án lỗ ngay khi bắt đầu.