Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”, góp phần phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và tiệm cận, đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Đồng thời tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, triển khai cơ cấu lại các ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
Các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh xử lý, thu hồi nợ xấu; nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế nợ xấu mới phát sinh, tập trung thanh tra, kiểm tra, giám sát các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro để ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các rủi ro, tồn tại và sai phạm của tổ chức tín dụng, góp phần bảo đảm an ninh, kỷ luật trên thị trường tiền tệ, ngân hàng…
Tại Chỉ thị yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiêm túc các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2024 nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Được biết, Ngân hàng Nhà nước xác định mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát của ngành ngân hàng trong năm 2024 là điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024 bình quân khoảng 4-4,5%, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng.
Cùng với đó, điều hành tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống các tổ chức tín dụng năm 2024 khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ tại Chỉ thị này, báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị khi có yêu cầu của Văn phòng Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao Văn phòng Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo dõi tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị, tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo chỉ đạo tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.
Theo dữ liệu của MBS, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng tại quý III/2023 đạt 2,2%,(tăng 64 điểm cơ bản so với 2022), và là mức nợ xấu cao nhất từ năm 2015. Hầu như so với đầu năm và các quý liền trước, tất cả các ngân hàng đều tiếp tục ghi nhận tỷ lệ nợ xấu gia tăng tại quý III/2023. Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giãn nợ đã giúp tỷ lệ nợ xấu và sự sụt giảm tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm tốc. Nợ xấu toàn ngành tăng mạnh từ 1,4% cuối năm 2022 lên 2,1% cuối quý II/2023 nhưng chỉ tăng 10 điểm cơ bản trong quý III/2023. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm hơn 21% trong 6 tháng đầu năm 2023 nhưng chỉ giảm 5,8% trong quý III 2023. MBS cho hay, gần 70% tài sản thế chấp tại hệ thống ngân hàng là tài sản bất động sản. Nếu thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài hơn, các ngành kinh tế khác chưa kịp lấy lại đà phục hồi, áp lực nợ xấu ngân hàng gia tăng sẽ tạo điểm nghẽn cho tăng trưởng kinh tế. |
Theo Tạ Ngọc/ Diễn đà sự thật
https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/7307688649290828/?