Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, sau khi đề án về cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố được ban hành, đến nay đã nhận được sự quan tâm của gần 100 nhà đầu tư.
Quận Đống Đa đang lấy ý kiến nhân dân về nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể Trung Tự, tỷ lệ 1/500. Trong đó, đề xuất nâng chiều cao khu tập thể Trung Tự lên 48 tầng nhưng không thay đổi mật độ dân cư.
Theo Bộ Xây dựng, trên thị trường hiện nay gần như không có dự án phân khúc căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) mà chủ yếu là phân khúc căn hộ trung cấp (giá từ 25-50 triệu đồng/m2).
Với tổng số 218 chung cư cũ trên địa bàn, quận Thanh Xuân đã trình và được UBND thành phố tạm cấp kinh phí thực hiện việc kiểm định là hơn 14,3 tỷ đồng, lập quy hoạch là trên 2,6 tỷ đồng.
Việc kêu gọi đầu tư xây dựng lại chung cư cũ gặp nhiều khó khăn, trong khi người dân muốn rõ ràng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mới di dời khỏi nơi nguy hiểm.
Theo thống kê cả nước có gần 2.467 chung cư cũ xây dựng trước năm 1994, trong số này 25% là nguy hiểm, xuống cấp nhưng do vướng nhiều ‘nút thắt’ nên gần 20 năm qua, Hà Nội mới chỉ cải tạo được 19 chung cư.
Khu tập thể Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy là khu chung cư đầu tiên được lập quy hoạch tổng thể bởi trước đây việc cải tạo chung cư cũ chỉ được thực hiện với từng tòa nhà.
Nhiều người dân chưa di dời khỏi chung cư cũ nát hiện nay vì mong muốn phải được gặp được chủ đầu tư để cam kết các phương án cải tạo, xây dựng mới và các chính sách được hưởng.