Tạ Nhị ·
1 năm trước
 7886

Điểm tin nổi bật trong ngày 18/5/2023

Tin tức nổi bật ngày 18/5/2023 được cập nhật trên trang VnGreen có những nội dung sau:

1. Chuyên gia cảnh báo nguy cơ sốc nhiệt, đột quỵ do nắng nóng

Theo các chuyên gia, thời tiết nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, bài tiết nhiều mồ hôi từ đó gây mất nước. Nếu người bệnh không bổ sung nước kịp thời sẽ khiến máu dễ bị kết dính và lưu thông kém.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hôm qua (16/5), khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Sơn La đã có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ; khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ như: Tp. Hòa Bình 39.5 độ, Hồi Xuân (Thanh Hóa) 39.0 độ, Tây Hiếu (Nghệ An) 38.1 độ, Đô Lương (Nghệ An) 39.0 độ,…; độ ẩm tương đối thấp nhất 45-60%.

Hôm nay Bắc Bộ và Trung Bộ bước vào cao điểm nắng nóng. Do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển và mở rộng nên hôm nay (17/5), khu vực phía Đông Bắc Bộ ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, đêm không mưa. Gió nam đến tây nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ. Nhiệt độ cao nhất 35-38 độ, có nơi trên 38 độ.

Xem thêm TẠI ĐÂY

2. 3 nhà mạng lớn nào bị thanh tra?

Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội đang tổ chức thanh tra 3 nhà mạng lớn trên địa bàn

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, trung tuần tháng 4, cơ quan này đã ban hành các quyết định thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý thông tin thuê bao di động đối với 3 doanh nghiệp viễn thông lớn gồm: Trung tâm Kinh doanh VNPT - Hà Nội chi nhánh của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1, Viettel Hà Nội - chi nhánh của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel).

Xem thêm TẠI ĐÂY

3. Đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng xanh sẽ cải thiện chất lượng không khí toàn quốc

Nhằm hỗ trợ cải thiện chất lượng không khí trên toàn quốc, Việt Nam cần cắt giảm tỷ lệ năng lượng từ than đá. Việc cải tiến các nhà máy nhiệt điện than và điều chỉnh các kế hoạch phát triển công nghiệp nặng khác có thể giảm đáng kể lượng khí thải carbon.

Theo Báo cáo Chỉ số chất lượng không khí thế giới mới nhất, các chuyên gia bày tỏ quan ngại sâu sắc về ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.

Báo cáo cung cấp thông tin về chất lượng không khí ở 131 quốc gia và 7.323 thành phố trên khắp thế giới tính đến cuối năm 2022. Dựa trên nồng độ bụi mịn (PM2.5) trong không khí, Việt Nam hiện bị xếp hạng là quốc gia ô nhiễm thứ 30 trên thế giới, ngay dưới Lào. Ngoài ra, Việt Nam cũng đứng dưới Indonesia và Trung Quốc lần lượt là bốn và năm bậc.

Xem thêm TẠI ĐÂY

4. Làm gì để tránh lãng phí nguồn điện năng lượng tái tạo?

Sau cuộc đua điện gió, mặt trời, nhiều nhà đầu tư “bước hụt”, không kịp vận hành để hưởng giá ưu đãi. Giờ đây, họ đang xót ruột từng ngày.

Tuy nhiên, do một số nguyên nhân mà sau khi đầu tư rất mạnh vào điện mặt trời thì hiện nay việc huy động nguồn điện này lại bị cắt giảm. Điều này ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của nhà đầu tư, gây lãng phí nguồn năng lượng của đất nước. Để thúc đẩy nguồn NLTT phát triển bền vững, cần nhiều giải pháp đồng bộ, cấp bách.

Xem thêm TẠI ĐÂY

5. ACV làm gì để giảm ô nhiễm bụi tại siêu dự án sân bay Long Thành?

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ TN&MT, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai về phương án giảm thiểu ô nhiễm bụi tại dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1

Bộ TN-MT mới đây đã nhận được báo cáo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về giải pháp giảm bụi tại công trường xây dựng sân bay Long Thành sau khi bị Thanh tra Bộ TN-MT phạt vì gây ô nhiễm môi trường.

Xem thêm TẠI ĐÂY

6. Nhiều nhà băng đã chính thức bỏ KPI bán bảo hiểm?

Nhiều nhà băng đã chính thức ngừng áp chỉ tiêu kinh doanh bảo hiểm cho các nhân sự sau nhiều lần thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý

Thông báo cập nhật KPIs 2023 mới nhất của ngân hàng V. cho hay, chỉ tiêu doanh thu phí thuần - NFI đã chính thức thay thế chỉ tiêu doanh số bảo hiểm nhân thọ. Được biết, chỉ tiêu này được tính từ các sản phẩm: tín dụng, cho vay mua nhà, cho vay kinh doanh, cho vay mua xe, cho vay tiêu dùng, WU, bán bảo hiểm qua ngân hàng, OD.

Xem thêm TẠI ĐÂY

7. Một doanh nghiệp báo lỗ hơn 120 tỷ khi sắp tới ngày mua lại trái phiếu trước hạn

Đầu năm nay, Công ty TNHH Nam Land đã khiến các trái chủ bức xúc khi không thanh toán được lãi trái phiếu kỳ 6, thì mới đây Nam Land đã công bố thông tin lỗ sau thuế gần 121 tỷ đồng năm 2022 khi sắp tới ngày mua lại trái phiếu trước hạn.

Được biết, Nam Land đã công bố về tình hình tài chính lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), năm 2022 Công ty lỗ sau thuế gần 121 tỷ đồng, trong khi năm trước đó (năm 2021) lãi khoảng 1.3 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này tính đến cuối năm 2022 ở mức 696 tỷ đồng, so với đầu năm giảm 15%.

Xem thêm TẠI ĐÂY

8. Một doanh nghiệp thông báo nâng lãi suất lô trái phiếu và kéo dài thời gian đáo hạn thêm 1 năm theo đề xuất của các trái chủ

Vào ngày 10/5/2023, Công ty Cổ phần Encapital Holdings đã có thông báo thay đổi điều khoản, điều kiện 130 tỷ đồng trái phiếu được phát hành năm 2022 (Mã trái phiếu: ECHCH2223001)

Cụ thể, Công ty Cổ phần Encapital Holdings vừa cho biết kéo dài thời gian đáo hạn trái phiếu mã ECHCH2223001 (từ ngày 11/5/2023 đến ngày 13/5/2024). Bên cạnh đó, lô trái phiếu này cũng được điều chỉnh tăng lãi suất từ 10,5%/năm lên 11%/năm.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Doanh nghiệp báo lỗ hàng trăm tỷ, còn có dư nợ trái phiếu hàng nghìn tỷ

Mới đây, nhiều doanh nghiệp báo lỗ con số hàng trăm tỷ, không những thế dư nợ trái phiếu của các doanh nghiệp cũng lên tới hàng nghìn tỷ.

Được biết, CTCP Đầu tư Revital Việt Nam mới công bố các chỉ tiêu tài chính cơ bản trong năm 2022, trong đó con số thua lỗ lên tới 193 tỷ đồng, nặng hơn mức lỗ 156 tỷ đồng của năm trước đó.

Xem thêm TẠI ĐÂY

9. Ngân hàng gặp khó khi thu hồi các khoản nợ, tỷ lệ nợ xấu sẽ tiếp tục tăng

Theo Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA), một số doanh nghiệp cho biết họ đã hết nguồn lực, điều này dẫn đến ngân hàng gặp khó khi thu hồi các khoản nợ. Tỷ lệ nợ xấu thời gian tới sẽ tiếp tục tăng.

Tại hội thảo 'Vấn đề xử lý nợ xấu trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)', ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho biết, từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (ngày 15/8/2017) đến cuối tháng 1/2023, toàn hệ thống đã xử lý được 416 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42. Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết 42 đạt 211,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 50,9% tổng nợ xấu đã xử lý).

Xem thêm TẠI ĐÂY