Có được cấp giấy phép xây dựng chung cư mini?
Chung cư mini do hộ gia đình hay cá nhân xây dựng, không phải chủ đầu tư là các công ty, doanh nghiệp trong các dự án căn hộ thương mại. Một chung cư mini thường có hai tầng trở lên, mỗi tầng có từ hai căn hộ khép kín, diện tích sàn xây dựng mỗi căn ít nhất là 30m2, đáp ứng các quy định về nhà chung cư.
Có thể nói chung cư mini là lựa chọn hàng đầu với những ai có thu nhập thấp, các gia đình trẻ hoặc người muốn thiết kế chung cư mini cho thuê.
Từ đầu năm 2017 đến nay, thiết kế căn hộ mini cho thuê giá rẻ đang trở thành hình thức đầu tư sinh lời và bùng nổ mạnh mẽ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Luật Nhà ở (sửa đổi): Không luật hóa chung cư mini
ại Hà Nội, chung cư mini nở rộ vào thời điểm 2010 và bùng phát việc xây dựng vào năm 2013-2015 khi thị trường bất động sản phát triển nóng, nguồn cung thiếu hụt, nhu cầu mua và thuê mua của người dân tăng mạnh. Mặc dù không được pháp luật thừa nhận tại Luật Nhà ở 2005 và Nghị định 90/2006/NĐ-CP nhưng do thị trường có nhiều biến động nên Nghị định 71/2014/NĐ-CP (Nghị định cụ thể hoá Luật Nhà ở 2014) đã có một số điểm “mở” hơn khi đưa thêm loại hình nhà ở do người dân xây dựng. Trong đó, quy định “ Đối với loại hình nhà ở do cá nhân/hộ gia đình xây dựng có từ 2 tầng trở lên, trong đó mỗi tầng sẽ có từ 2 phòng được thiết kế và xây dựng theo quy mô khép kín, diện tích sàn tối thiểu phải đạt 30m2…”.
Với Nghị định 71 của Chính phủ và Thông tư 16 của Bộ Xây dựng thì việc cấp giấy chứng nhận (sổ hồng) cho chung cư mini là đủ điều kiện. Việc này thuộc thẩm quyền thuộc của các quận, huyện. Còn về trình tự, thủ tục, TP Hà Nội đã có quy định cụ thể tại Quyết định 117/2009 của UBND TP. Những căn chung cư mini được cấp phép, nhưng xây sai phép, như vượt quá số tầng hay diện tích căn hộ nhỏ hơn quy định tối thiểu là 30m2, thì không thể cấp giấy chứng nhận chủ quyền. Nếu khu chung cư được cấp phép 6 tầng nhưng lại xây đến 7 - 8 tầng thì toàn bộ các căn hộ trong khu đó, kể cả những căn hộ xây đúng phép là từ 6 tầng trở xuống cũng không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Khái niệm chung cư mini vẫn chưa có, bỏ tiền ra mua có giống ở thuê dài hạn?
Theo ông Phạm Đức Toản - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) cho biết, chung cư mini hiện nay là sự đánh tráo khái niệm về một loại hình nhà ở chưa được pháp luật quy định. Do đó, việc nhiều người bỏ tiền tỷ ra mua vẫn không có ý nghĩa về quyền sở hữu, có thể nói họ vẫn chỉ như sống thuê trong căn hộ của mình.
Theo đó, chung cư mini chưa có cơ sở pháp lý nào để được công nhận là loại hình nhà ở được bán. Đa số là cá nhân tự mua đất, xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ sau đó đem chia thành các căn hộ khép kín để bán.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Bức tranh công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Vừa qua, Bộ Công an thực hiện công tác tổng kết thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng cháy và chữa cháy và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực cứu nạn, cứu hộ.
Theo thống kê, từ năm 2001 đến năm 2022, toàn quốc đã xảy ra 59.878 vụ cháy, nổ (trong đó xảy ra 49.724 vụ cháy ở các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà dân...; 344 vụ nổ và 9.810 vụ cháy rừng), làm chết 1.910 người, bị thương 4.434 người; về tài sản ước tính trị giá 26.152 tỷ đồng và 61.138 ha rừng có giá trị kinh tế.
Qua thống kê số liệu vụ cháy, nổ cho thấy trước tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp dẫn đến tần suất xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn ngày càng tăng, cụ thể so sánh giai đoạn 2012-2022 với giai đoạn trước 2001-2011, số vụ cháy, nổ tăng 13,5% (31.828 vụ giai đoạn 2013-2022/28.050 vụ giai đoạn 2001-2011), thiệt hại về người tăng 39,4% (1.112 người giai đoạn 2013-2022/798 người giai đoạn 2001-2011), thiệt hại về tài sản tăng 382,4% (21.661,3 tỷ đồng giai đoạn 2013-2022/4.490,6 tỷ đồng giai đoạn 2001-2011).
Xem thêm TẠI ĐÂY
14 biệt thự tại Phú Quốc bị cưỡng chế do vi phạm về đất đai
Liên quan đến nguồn gốc khu vực đất bị lấn chiếm, xây dựng trái phép 79 căn biệt thự tại xã Dương Tơ, theo UBND TP. Phú Quốc cho biết, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, ngày 24/5/2007, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 904/QĐ-UBND về việc thu hồi đất và giao cho UBND huyện (nay là thành phố) để lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai quy hoạch Khu Du lịch dân cư Bắc và Nam Bãi Trường, tại xã Dương Tơ, với tổng diện tích hơn 10,5 triệu m2.
Trong quá trình quản lý đất đai theo nhiệm vụ, chức năng được giao, năm 2022, UBND TP. Phú Quốc phát hiện một số đối tượng tự ý vào khu vực đất này xây dựng công trình, vật kiến trúc khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực đất đai.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Loạt công trình trọng điểm miền Tây “treo đứng” vì thiếu cát san lấp
Theo thông tin từ phía Ban quản lý dự án Mỹ Thuận - chủ đầu tư hai dự án thành phần tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau cho biết, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang cần xử lý gần 40km nền đất yếu với tổng khối lượng cát cần đắp hơn 3,6 triệu m3.
Trong khi đó đoạn Hậu Giang - Cà Mau cần xử lý gần 92km nền đất yếu. Tổng khối lượng cát cần đắp hơn hơn 13 triệu m3 và tổng khối lượng đào hơn 2,3 triệu m3. Đến giữa tháng 5, tuyến Cần Thơ - Hậu Giang chậm 3.3% so với dự tính, tuyến Hậu Giang - Cà Mau chậm 1.5% so với kế hoạch.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Ngân hàng Nhà nước trình chủ trương cơ cấu lại Ngân hàng SCB
Được biết, từ tháng 10/2022 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) đã được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt. Trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng cũng như đề xuất chủ trương của SCB và ban kiểm soát đặc biệt SCB, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại SCB theo quy định.
Được biết, đó là một trong những nội dung trong báo cáo của Chính phủ vừa gửi đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện một số nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Tình trạng "sân sau" trong ngân hàng: Có khó để xử lý?
Sáng hôm qua (ngày 18/9), tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình bày báo cáo thẩm tra của các cơ quan Quốc hội, về lĩnh vực ngân hàng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần cho hay, các nội dung yêu cầu tại Nghị quyết số 134/2020 và Nghị quyết số 62/2022 cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ.
Các giải pháp thu hút ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước được triển khai tích cực. Các hoạt động thanh tra, giám sát được tăng cường, đổi mới. Xử lý có hiệu quả vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, kết quả xử lý nợ xấu đạt kết quả tốt, tín dụng tăng trưởng khá hợp lý, đồng thời chất lượng tín dụng được cải thiện.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Lãnh đạo Sacombank thôi việc khi ngân hàng đối mặt rủi ro tín dụng
Cụ thể, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – Mã chứng khoán STB) đã có quyết định thôi nhiệm và chấm dứt Hợp đồng lao động với ông Võ Anh Nhuệ - Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Hành chính kể từ ngày 15/9/2023. Nguyên nhân thôi nhiệm là do nguyện vọng cá nhân của ông Nhuệ.
Cùng với đó, từ ngày 18/9/2023 Sacombank cũng có quyết định thôi kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Khối Tài chính đối với ông Hà Văn Trung. Ông Trung vẫn tiếp tục làm Phó Tổng Giám đốc ngân hàng.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp "sân sau" để lại hệ quả về sau
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho biết, trái chủ lớn nhất hiện đang là ngân hàng, nắm giữ khoảng 34% tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang lưu hành (không bao gồm trái phiếu ngân hàng). Tuy vậy, tính đến cuối quý 2/2023, tỷ lệ nợ xấu danh mục TPDN trên bảng cân đối của các ngân hàng lại vẫn ở mức rất thấp (xấp xỉ bằng 0%).
Nhìn vào thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho thấy, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã chậm trả lãi và gốc TPDN, tuy nhiên nhờ Nghị định 08/2023/NĐ-CP cho phép gia hạn nợ trái phiếu (tối đa 2 năm), nhiều TPDN không bị chuyển thành nợ xấu.
Xem thêm TẠI ĐÂY