Tạ Nhị ·
42 tuần trước
 8953

Điểm tin nổi bật trong ngày 24/11/2023

Tin tức nổi bật ngày 24/11/2023 được cập nhật trên trang VnGreen có những nội dung sau:

Khởi công xây dựng đường song hành đường Vành đai 4 đoạn Hưng Yên

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (dự án đường Vành đai 4) có tổng chiều dài khoảng 112,8km, qua địa phận Thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh. Theo Nghị quyết số 56, về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4, tỉnh Hưng Yên được giao phối hợp với Thành phố Hà Nội triển khai dự án thành phần 3 (đường cao tốc) và trực tiếp tổ chức thực hiện 2 dự án thành phần là dự án 1.2 và 2.2.

Trong đó dự án thành phần 1.2: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn qua địa bàn tỉnh Hưng Yên có tổng mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng. Dự án thành phần 2.2: Xây dựng đường song hành trên địa phận tỉnh Hưng Yên với mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng.

Đường Vành đai 4 đi qua địa phận tỉnh Hưng Yên có chiều dài 19,3km, qua 4 huyện là Văn Giang, Yên Mỹ, Khoái Châu và Văn Lâm. Điểm đầu từ cầu Mễ Sở (Văn Giang) và điểm cuối tại xã Lạc Đạo (Văn Lâm).

Xem thêm TẠI ĐÂY

Một dự án Nhiệt điện chặt phá 5,7 ha đất rừng phòng hộ, khai thác trái phép gần 2 triệu m3 đất

Theo kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hải Dương, Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương đã sử dụng 15,7305 ha đất rừng phòng hộ để thi công, xây dựng hạng mục bãi thải xỉ thuộc Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương trong thời gian từ 30/3/2019 đến 30/9/2020 khi chưa được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương được Chính phủ cho phép đầu tư, xây dựng tại xã Quang Thành và Lê Ninh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Nhà máy có tổng công suất 1.200MW do Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng diện tích 1.932.011,8m2, trong đó khu bãi thải xỉ 747.130m2. Việc thi công, xây dựng hạng mục bãi thải xỉ đã được triển khai thực hiện và hoàn thành, đưa vào sử dụng từ ngày 30/3/2019 đến 30/9/2020.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Loạt dự án cao ốc bị Hà Nội dừng thực hiện

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản thông tin về loạt dự án cao ốc chậm triển khai trên địa bàn TP, trong đó có dự án N14, N15 đường Lê Văn Lương và dự án số 48 Trần Duy Hưng, số 216 Trần Duy Hưng thuộc địa bàn phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.

Theo đó, UBND TP Hà Nội cho biết 2 ô đất N14, N15 đường Lê Văn Lương có tổng diện tích 12.560,6 m2, được UBND TP phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 11-8-2016. Đây là dự án đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp dịch vụ công cộng và nhà ở do Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Louis làm chủ đầu tư.

Trong quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng có phát sinh đơn thư. Căn cứ báo cáo của Thanh tra TP về việc xem xét đơn thư, tháng 2/2020, UBND TP đã có chỉ đạo về việc dừng thực hiện quyết định chủ trương đầu tư dự án.

Về việc xử lý các nội dung tồn tại của dự án, UBND TP đã giao các Sở, ngành rà soát quy định hiện hành để tham mưu đề xuất.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Sắp thanh tra chuyên ngành năm 2024 tại các Sở Kế hoạch và Đầu tư

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục đích của hoạt động thanh tra nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, thiếu sót trong quản lý nhà nước; xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật đối với những tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật; kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật còn bất cập, sơ hở.

Hoạt động thanh tra chuyên ngành kế hoạch và đầu tư cần tập trung vào những vấn đề gây bức xúc của người dân, dư luận xã hội quan tâm. Hạn chế tối đa việc chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Chuyên gia Savills: Hai năm tới được dự kiến sẽ là giai đoạn sôi động của lĩnh vực M&A tại Việt Nam

Ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành của Savills Việt Nam phân tích, năm 2023, thị trường bất động sản Việt Nam đã phải trải qua áp lực kinh tế toàn cầu và các thách thức toàn cầu cũng như nội địa. Tình trạng lãi suất cao làm suy thoái nền kinh tế thế giới, gieo rắc những bất ổn cho các nhà đầu tư. Lạm phát gia tăng cũng gây áp lực lên chi tiêu hộ gia đình. Lĩnh vực sản xuất ghi nhận mức tồn kho cao, đơn đặt hàng sản xuất giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành tăng trưởng chủ chốt của Việt Nam.

Cùng với đó, sự chậm trễ trong việc phê duyệt các dự án nhà ở làm trì hoãn việc triển khai đầu tư, ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu sở hữu nhà ở vẫn mạnh mẽ nhờ quá trình đô thị hóa trên cả nước, nguồn dân số đông và nhu cầu cấp thiết về nhà ở ở các thành phố lớn. Những nỗ lực của Chính phủ trong hai năm. 

Xem thêm TẠI ĐÂY

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Chấm dứt tình trạng sở hữu chéo, thao túng tổ chức tín dụng

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho hay, so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, nhiều nội dung đã được các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý tại dự thảo Luật.

Việc rà soát, hoàn thiện được tiến hành một cách cẩn trọng, kỹ lưỡng, bám sát các đường lối, chủ trương nêu tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhất là nhiệm vụ trọng tâm về cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng tại Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025. Cùng với đó, tạo chuyển biến trong quản trị, gia tăng sức chống chịu của các tổ chức tín dụng trước những cú sốc từ bên ngoài.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Thống đốc Ngân hàng: Ngăn chặn việc đứng tên sở hữu hộ

Theo đó, bà Hồng cho biết đây là những vấn đề Đảng, Quốc hội và Chính phủ cũng rất quan tâm và có rất nhiều chỉ đạo.

Dự thảo luật mà Quốc hội thảo luận vào tháng 5 có những quy định giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cá nhân (từ 5% xuống 3%). Tuy vậy, trong quá trình thảo luận, nhiều đại biểu có ý kiến không cần thiết phải giảm xuống 3% và đặt ra câu hỏi là liệu quy định trên có xử lý được triệt để hay không?

Bà Hồng cho hay, nếu như chỉ quy định thì không thể xử lý triệt để được, bởi vì quy định là để có căn cứ khi người ta sai phạm thì mình xử lý được. Điều quan trọng nhất đó là vấn đề tổ chức thực hiện thế nào. Với ngành ngân hàng, qua những sự việc vừa qua, bà Hồng cho biết rút kinh nghiệm để có thể có những giải pháp.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Nỗ lực tái cơ cấu, tăng chuyến bay: Nguyên nhân nào khiến các hãng hàng không vẫn gặp khó?

Nhìn vào số liệu của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, trong tháng 10 năm 2023, tổng thị trường hành khách hàng không đạt 5,4 triệu khách (tăng 11% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, sản lượng vận tải hành khách quốc tế đạt 2,6 triệu khách (tăng 69%).

Đúng như dự báo của giới chuyên gia kinh tế, trong năm nay cũng ghi dấu ấn khi doanh thu của các hãng hàng không khởi sắc trở lại.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) mới công bố, tổng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 23.753 tỷ đồng (tăng trưởng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái). Mức doanh thu kỷ lục này về gần mức thu bình quân mỗi quý năm 2019 trước khi có đại dịch.

Xem thêm TẠI ĐÂY