Theo đó, bà Hồng cho biết đây là những vấn đề Đảng, Quốc hội và Chính phủ cũng rất quan tâm và có rất nhiều chỉ đạo.
Dự thảo luật mà Quốc hội thảo luận vào tháng 5 có những quy định giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cá nhân (từ 5% xuống 3%). Tuy vậy, trong quá trình thảo luận, nhiều đại biểu có ý kiến không cần thiết phải giảm xuống 3% và đặt ra câu hỏi là liệu quy định trên có xử lý được triệt để hay không?
Bà Hồng cho hay, nếu như chỉ quy định thì không thể xử lý triệt để được, bởi vì quy định là để có căn cứ khi người ta sai phạm thì mình xử lý được. Điều quan trọng nhất đó là vấn đề tổ chức thực hiện thế nào. Với ngành ngân hàng, qua những sự việc vừa qua, bà Hồng cho biết rút kinh nghiệm để có thể có những giải pháp.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Nguồn ảnh: Internet.
Tuy vậy, theo Thống đốc thì nếu chỉ với bản thân ngành ngân hàng thì chưa đủ. Theo đó, nếu quy định 5% cổ phần nhưng cổ đông lại cứ cố tình nhờ người khác đứng tên thì việc xử lý thao túng này cũng không thể xử lý được.
Bà Hồng nhấn mạnh, cần phải ngăn chặn việc đứng tên sở hữu hộ, điều này đòi hỏi phải có một sự phối hợp rất chặt chẽ giữa ngành ngân hàng với các cơ quan quản lý, bộ, ngành hay địa phương.
Trong dự thảo luật đã quy định với những cổ đông nắm giữ trên 1% phải công bố rất công khai. Khi đó, nếu có cổ đông mà bản thân không có thu nhập hay chỉ là những nhân viên bình thường mà lại nắm giữ một cổ đông lớn thì có thể dễ phát hiện ra.
Để giảm thao túng về đầu ra của tổ chức tín dụng trong dự thảo luật này thiết kế phải giảm tỷ lệ cấp tín dụng đối với khách hàng và những khách hàng có liên quan (từ 15% xuống 10%). Một số đại biểu cho rằng việc này cần phải có lộ trình. Trên thực tế, cơ quan soạn thảo đã dự thảo một lộ trình để giảm từ 15% xuống 10%.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng cho hay, trong quá trình chỉ đạo điều hành và thanh tra giám sát phía Ngân hàng Nhà nước cũng nhận diện và nhận thức được cần phải tăng cường công tác thanh tra, giám sát. Nhất là ở các tổ chức tín dụng có bộ phận kiểm soát, kiểm toán của từng tổ chức tín dụng. Họ phải có trách nhiệm trong việc giám sát tối cao đối với hoạt động của hội đồng quản trị và ban điều hành. Thời gian vừa qua, vấn đề này Ngân hàng Nhà nước cũng đã tăng cường để chính tại tổ chức tín dụng, họ phải là người giám sát tối cao.
Cũng theo Thống đốc, sẽ cố gắng hết sức có thể lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của hệ thống ngân hàng, để có thể khắc phục được những hạn chế và hoạt động ngân hàng đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhắc đến “bài học xương máu rút ra từ hoạt động tổ chức Ngân hàng SCB, bóng dáng của Công ty Vạn Thịnh Phát”, đại biểu Nguyễn Tạo, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cho hay, trên thực tế, vấn đề về sở hữu chéo và cho vay với những người có liên quan tại các tổ chức tín dụng đã diễn ra rất tinh vi, thường thông qua người quen hoặc qua nhiều tầng nấc và qua một nhóm cổ đông. Việc chia sẻ thông tin dữ liệu sẽ giúp cho các tổ chức tín dụng kiểm soát tốt hơn hoạt động cho vay, tránh trường hợp tập trung vốn của một nhóm khách hàng có nhiều rủi ro. Nếu dự thảo luật không làm rõ nội dung về xử lý cung cấp thông tin thì hoạt động trao đổi thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng sẽ gặp vướng mắc, rủi ro về pháp lý kinh doanh rất lớn. |
Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật
https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/7106581152734913/?