Tạ Nhị ·
1 năm trước
 8963

Điểm tin nổi bật trong ngày 28/11/2023

Tin tức nổi bật ngày 28/11/2023 được cập nhật trên trang VnGreen có những nội dung sau:

“Siêu dự án” Vành đai 4 ra sao sau 5 tháng khởi công?

Đứng trước thực trạng đường vành đai 3 đang trở nên quá tải thì vào ngày 16/06/2022, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 nhằm giảm áp lực cho giao thông nội đô và các tuyến đường hiện hữu.

Tổng mức đầu tư của dự án là 85.813 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách nhà nước là 56.366 tỷ đồng, chiếm 66%, còn lại là vốn do nhà đầu tư 29.447 tỷ đồng chiếm 34%). Công trình chính thức khởi công vào ngày 25/06/2023 tại cả 3 địa phương Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên. Dự kiến đường Vành đai 4 hoàn thành vào năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Tuyến đường này dài 112,8km, đi qua (58,2km), Hưng Yên (19,3 km) và Bắc Ninh (35,3km). Điểm đầu dự án tại điểm nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và điểm cuối nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Tổng diện tích thu hồi, giải phóng mặt bằng để phục vụ dự án là khoảng hơn 1.386ha.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Quảng Nam đề ra kế hoạch xây dựng 19.600 căn nhà ở xã hội

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam, ông Trần Anh Tuấn, vừa phát động kế hoạch triển khai Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch, đến năm 2030, Quảng Nam đã đề ra mục tiêu đầu tư và xây dựng khoảng 19.600 căn nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở xã hội phục vụ cho công nhân khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh Quảng Nam sẽ tiến hành kiểm tra và lựa chọn các quỹ đất thích hợp để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Các vị trí thuận lợi và có thể triển khai ngay hồ sơ và thủ tục sẽ được ưu tiên xem xét, đồng thời tổ chức quy trình chọn nhà đầu tư để bắt đầu triển khai dự án.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Hà Nội cần 1 triệu tỷ đồng để phát triển đường sắt đô thị

Theo Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, TP.Hà Nội dự kiến xây dựng mới đến năm 2045 là 593 km đường giao thông trong đô thị trung tâm, 368 km đường giao thông tại các đô thị vệ tinh. Số đường giao thông mà TP.Hà Nội dự kiến mở rộng đến năm 2045 có tổng chiều dài 217 km;

Đặc biệt, trong thời gian tới, Hà Nội đẩy mạnh phát triển các tuyến đường sắt đô thị (Đường sắt Đô thị Hà Nội), nhu cầu về vốn có thể lên đến 1 triệu tỷ đồng và xa hơn là mục tiêu phát triển kết nối đường sắt đô thị đến các đô thị trong Vùng Thủ đô.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Chuyên gia nói gì khi Hà Nội bất ngờ dừng loạt dự án BT trọng điểm

Liên quan đến công tác quản lý quỹ đất dự kiến khai thác để tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2023 - 2025, định hướng giai đoạn 2026 - 2030, UBND TP Hà Nội cho biết, đã rà soát quỹ đất dự kiến đối ứng cho các dự án BT nhưng hiện nay không đủ điều kiện triển khai theo quyết định của Luật Đầu tư.

Theo UBND TP Hà Nội, trong 91 dự án dự kiến thực hiện theo hình thức BT phải rà soát, dừng công tác chuẩn bị đầu tư, có nhiều công trình trọng điểm cũng nằm trong danh sách.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Nhiều Trung tâm phát triển Quỹ đất ở Hà Nội sẽ tự chủ tài chính

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Quyết định Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Trung tâm phát triển Quỹ đất thuộc UBND quận Nam Từ Liêm  và Bắc Từ Liêm.

Theo đó, Trung tâm phát triển Quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND quận Nam Từ Liêm và UBND quận Bắc Từ Liêm, các trung tâm này có nhiệm vụ lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư và tổ chức xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất khi được cơ quan có thẩm quyền giao; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thực hiện tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật trong lĩnh vực đất đai,...

Xem thêm TẠI ĐÂY

Kích cầu mùa Tết: Tín dụng cuối năm có thể đột phá?

Nhìn vào số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tính đến ngày 31/10/2023, tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 12,8 triệu tỷ đồng (tăng 7,39% so với cuối năm 2022). Tín dụng đối với doanh nghiệp đạt gần 6,5 triệu tỷ đồng (chiếm trên 50% tổng dư nợ toàn nền kinh tế).

Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết, tính đến cuối tháng 10/2023 mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn chỉ đạt 4,67%, thấp hơn so với cả nước. Trong nhiều năm gần đây, đó là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất so với cùng kỳ, song phù hợp với tình hình kinh tế chung hiện nay.

Xem thêm TẠI ĐÂY

VietinBank “đứng ngồi không yên” với khoản nợ 7.000 tỷ của Xi măng Công Thanh

Nhìn vào báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2023 cho thấy, Xi măng Công Thanh ghi nhận doanh thu thuần đạt 353 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái. giảm 69%. Kinh doanh dưới giá vốn và chi phí tài chính cao đã làm cho công ty này lỗ sau thuế gần 609 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 539 tỷ.

Từ đó khiến cho lỗ lũy kế của công ty là 6.689 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5.789 tỷ đồng tại ngày 30/6.

Nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn (xấp xỉ 2.586 tỷ đồng). Công ty cũng chưa thực hiện theo kế hoạch chi trả khoản vay dài hạn đến hạn trả và trái phiếu đến hạn trả với số tiền là 1.593 tỷ đồng cho Ngân hàng VietinBank, khoản vay ngắn hạn với số tiền gần 287 tỷ đồng cho Ngân hàng SHB với tổng tiền lãi vay quá hạn là 333 tỷ cho các ngân hàng này.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Thủy sản Nam Việt bị xử phạt vì lý do gì?

Mới đây, CTCP Nam Việt (ANV) đã công bố thông tin liên quan đến việc nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ Cục thuế tỉnh An Giang.

Cụ thể, Nam Việt đã có hành vi khai sai kỳ kê khai thuế đối với hoá đơn đầu vào làm tăng số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và kê khai không đúng kỳ đối với doanh thu xuất khẩu, làm tăng số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

Ngoài ra, công ty này còn lập hoá đơn giá trị gia tăng điện tử cho hàng xuất khẩu không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Hà Nội muốn “hồi sinh” hàng chục dự án BT đổi đất lấy hạ tầng

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long vừa thay mặt Chính phủ gửi báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo luật Thủ đô sửa đổi.

Dự thảo luật Thủ đô sửa đổi đang được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 6. Hôm 10/11, dự thảo này đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận trong phiên thảo luận tổ với 81 lượt ý kiến phát biểu và 2 góp ý bằng văn bản.

Theo báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tổ về dự luật, Tổng thư ký Quốc hội cho biết, một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc quy định hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) trong dự thảo luật; đặc biệt là việc thanh toán hợp đồng BT bằng quỹ đất.

Xem thêm TẠI ĐÂY