Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này thời gian qua đã tăng cường giám sát tình hình cung cấp dịch vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo, cảnh báo, chấn chỉnh tổ chức tín dụng về hoạt động tư vấn, giới thiệu, cung cấp thông tin phiếu doanh nghiệp.
Các nhà băng không được gây áp lực nhân viên bán trái phiếu để đạt chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định nội bộ, quy trình nghiệp vụ, mẫu hợp đồng… đối với các hoạt động tư vấn, giới thiệu, cung cấp thông tin phiếu doanh nghiệp và chứng chỉ quỹ.
Khi cung cấp dịch vụ các nhà băng phải bảo đảm khách hàng, nhà đầu tư hiểu rõ sự khác biệt giữa đầu tư phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ với việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng; các rủi ro phát sinh, vấn đề cần lưu ý khi đầu tư, đặc biệt là rủi ro không trả được nợ lãi, gốc trái phiếu của doanh nghiệp phát hành; quyền lợi, trách nhiệm của khách hàng, nhà đầu tư; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Ngoài ra, yêu cầu các tổ chức tín dụng không được gây áp lực đối với nhân viên, đơn vị kinh doanh trong việc giới thiệu, cung cấp thông tin cho khách hàng, nhà đầu tư mua phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ để đạt chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc .
Cùng với đó, các tổ chức tín dụng cũng cần phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh và trụ sở chính đối với các hoạt động tư vấn, giới thiệu, cung cấp thông tin phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ của tổ chức tín dụng…
Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước cũng đã bổ sung nội dung thanh tra hoạt động tư vấn, giới thiệu, cung cấp thông tin phiếu doanh nghiệp đối với khách hàng vào kế hoạch thanh tra năm.
Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho hay sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm; hoạt động tư vấn, giới thiệu, cung cấp thông tin phiếu doanh nghiệp đối với khách hàng của tổ chức tín dụng. Nếu phát hiện vi phạm sẽ xem xét, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Nhà băng nhộn nhịp phát hành trái phiếu
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thống kê, có tới 10 đợt phát hành trái phiếu của các ngân hàng trong tháng 8 với giá trị phát hành lên tới hơn 12.000 tỷ đồng. Trong đó, ACB có 3 đợt phát hành (tổng giá trị 6.500 tỷ đồng), MSB phát hành 1.000 tỷ đồng, OCB 2.000 tỷ đồng, BacABank 800 tỷ đồng, BIDV 700 tỷ đồng…
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
Trong 2 tháng gần đây phát hành trái phiếu ngân hàng bất ngờ nóng trở lại sau khi “đóng băng” suốt nửa đầu năm nay. Nguyên nhân là do nhiều đơn vị kiểm toán từ chối xác nhận tình hình sử dụng trái phiếu của các ngân hàng đã khiến việc phát hành mới bế tắc.
Theo quy định của Nghị định 65 của Chính phủ quy định mua bán trái phiếu, tất cả doanh nghiệp phát hành riêng lẻ phải công bố thông tin định kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình sử dụng vốn trái phiếu còn dư nợ được kiểm soát bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện.
Sau phát hành số tiền mà các nhà băng huy động được từ trái phiếu với nguồn khác (tiền gửi dân cư, chứng chỉ tiền gửi…) được hòa làm một, nên kiểm toán khó xác định được “đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương”.
Tuy vậy, khó khăn này đã được tháo gỡ cuối quý II/2023 khiến hai tháng gần đây phát hành trái phiếu ngân hàng tăng trở lại.
Ở chiều ngược lại, các nhà băng cũng ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn. Sở dĩ ngân hàng chạy đua mua lại trái phiếu trước hạn là bởi vì đang dư thừa thanh khoản. Việc mua lại trái phiếu trước hạn sẽ giúp nhà băng giảm dư thừa vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện hệ số an toàn vốn.
Trên thực tế, có nhiều nhà băng một mặt mua lại trái phiếu trước hạn ở các kỳ hạn 2 - 3 năm, một mặt thì lại phát hành các lô trái phiếu mới kỳ hạn 5 - 10 năm.
Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật
https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6812382112154820/?