Tạ Nhị ·
1 năm trước
 9028

Điểm tin nổi bật trong ngày 12/10/2023

Tin tức nổi bật ngày 12/10/2023 được cập nhật trên trang VnGreen có những nội dung sau:

Phát triển xanh – Xu thế tất yếu với doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Kinh tế xanh được hiểu đơn giản là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm tính công bằng về mặt xã hội. Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập, việc làm thông qua việc đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm phát thải carbon, ô nhiễm môi trường, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Kinh tế xanh tập trung vào ba trụ cột chính gồm: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Trong đó, xu hướng phát triển công nghiệp xanh tập trung vào hai mục tiêu chính là hạn chế phát thải khí CO2, hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp, khu chế xuất ra môi trường; đồng thời, nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới, máy móc kỹ thuật mới thân thiện với môi trường. Song song với đó là xu hướng phát triển nông nghiệp xanh với công nghệ sinh học, phân bón sinh học, áp dụng những tiến bộ trong canh tác và nghiên cứu về giống, kỹ năng thâm canh mới để tạo ra sự gia tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đồng thời bảo đảm các giá trị xanh với môi trường và an toàn với con người.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Bộ Công Thương: Đề xuất mới về điều hành xăng dầu

Mới đây, Bộ Công Thương đã có tờ trình gửi Văn Phòng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83 và 95 kinh doanh xăng dầu. Cụ thể, Bộ này nêu hai phương án điều hành giá xăng dầu như sau:

Phương án 1: Vẫn giữ nguyên như hiện tại nhưng rà soát và sửa quy định về phương thức, tần suất xác định các chi phí để tính đúng, đủ và kịp thời hơn cho doanh nghiệp.

Phương án 2: Nhà nước chỉ công bố các yếu tố cấu thành giá, doanh nghiệp đầu mối trên cơ sở này sẽ tự xác định, công bố giá bán lẻ rồi họ báo cáo về liên Bộ Công Thương - Tài chính để giám sát.

Sau phân tích và ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ Công Thương đã đề xuất chọn phương án giữ nguyên cách điều hành giá như hiện nay để kiểm soát nguồn cung, giá bán trong nước. 

Xem thêm TẠI ĐÂY

Hà Nội phấn đấu 8 mục tiêu bảo vệ môi trường và nước sạch nông thôn

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch về tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025.

Theo đó, kế hoạch cũng nêu rõ 8 mục tiêu về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong giai đoạn đến năm 2025.

Cụ thể, có ít nhất 80% chất thải chăn nuôi và 60% phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường; 100% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng được thu gom và xử lý theo đúng quy định.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Hà Nội tìm giải pháp cải tạo chợ truyền thống

Trong năm 2023, TP. Hà Nội đã ban hành kế hoạch xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ.

Đến nay, có 6 chợ đã triển khai thi công (gồm 3 chợ tại quận Nam Từ Liêm, 1 chợ tại huyện Mỹ Đức, 2 chợ tại huyện Thạch Thất); 4 chợ đã hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư, dự kiến được thời gian khởi công (gồm 3 chợ tại quận Bắc Từ Liêm, 1 chợ tại huyện Thanh Oai).

Các chợ còn lại đang trong giai đoạn nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư. Bên cạnh đó, thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã giải tỏa 40 chợ cóc, chợ tạm, các tụ điểm kinh doanh tự phát gây bức xúc dư luận.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Chính phủ báo cáo Quốc hội về dự án hồ chứa nước Ka Pét

Theo báo cáo Chính phủ, công tác kiểm kê đánh giá hiện trạng rừng đã hoàn thành và được các ban, ngành liên quan của tỉnh Bình Thuận thẩm định.

Đối với việc trồng rừng thay thế, tỉnh Bình Thuận đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) rà soát cụ thể từng vị trí nhằm đảm bảo diện tích trồng rừng cho toàn bộ 1.844,54 ha diện tích cần trồng rừng thay thế của dự án.

Trên cơ sở đó, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn toàn tỉnh đang khảo sát, rà soát quỹ đất lâm nghiệp đủ tiêu chí trồng rừng thay thế để đăng ký với Sở NN-PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở triển khai trồng rừng đảm bảo hoàn thành cùng thời điểm hoàn thành dự án hồ chứa nước Ka Pét vào cuối năm 2025.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Một quốc gia Đông Nam Á tăng nhập khẩu gạo Việt Nam gấp 53 lần

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo Việt Nam sau giai đoạn tăng nóng đã có dấu hiệu chững lại trong tháng 9.

Cụ thể, trong tháng vừa qua, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 605 nghìn tấn gạo với kim ngạch hơn 377 triệu USD, giảm 34,3% về lượng và giảm 30,9% về trị giá so với tháng 9/2022.

Đáng chú ý, trong tháng vừa qua, Indonesia đã vượt qua Philippines và Trung Quốc để trở thành khách hàng lớn nhất của ngành gạo Việt Nam, khi quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á đã chi tới 101,4 triệu USD để nhập khẩu 166 nghìn tấn gạo từ nước ta, con số này cao gấp 53 lần so với tháng 9/2022. Trong khi, giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines và Trung Quốc lần lượt là 62,7 triệu USD và 43,7 triệu USD.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Loạt nhà băng lớn giảm sâu lãi suất huy động vốn

Theo đó, BIDV, VietinBank, Agribank vừa áp dụng biểu lãi suất huy động mới, giảm 0,2%/năm đối với nhiều kỳ hạn tiền gửi từ 3 tháng trở lên.

Lãi suất cao nhất được các nhà băng này niêm yết đã giảm từ mức 5,5%/năm (xuống còn 5,3%/năm), áp dụng cho khách hàng gửi tiền từ 12 tháng trở lên.

Lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 3 đến dưới 6 tháng giảm từ 3,5%/năm xuống 3,3%/năm. Kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng giảm từ 4,5%/năm xuống 4,3%/năm.

Trong khi đó, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và các kỳ hạn dưới 1 tháng được giữ nguyên ở mức từ 0,1-0,2%/năm và các kỳ hạn từ 1 đến dưới 3 tháng là 3%/năm.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Bức tranh lợi nhuận ngân hàng: Nhiều ông lớn tăng trưởng âm?

Mới đây, SSI Research vừa dự báo lợi nhuận của hàng loạt nhà băng trong quý III/2023 với sự phân hóa sâu sắc. Có ngân hàng dự báo lợi nhuận tăng đến 63, tuy nhiên cũng có ngân hàng dự báo lợi nhuận giảm đến 32%.

Như thường lệ, trong nhóm big 4, VietinBank được dự báo là ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất quý III/2023 (chủ yếu do chi phí dự phòng giảm từ mức cao cùng kỳ năm ngoái). Trong quý III/2022, ngân hàng này ghi nhận chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao kỷ lục là 8.300 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 4.100 tỷ đồng. Tín dụng VietinBank cuối tháng 9/2023 dự kiến sẽ tăng 9-10% so với đầu năm, tuy vậy NIM giảm so với cùng kỳ nên lợi nhuận quý III/2023 của ngân hàng dự kiến đạt 4.900-5.000 tỷ đồng.

Mặc dù không dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận do tín dụng tăng chậm hơn so với các ngân hàng khác nhưng Vietcombank lại là ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất quý III/2023. SSI Research dự báo quý III/2023 lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt khoảng 9.000 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ và giảm 4% so với quý trước.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Nguyên nhân nào khiến việc doanh nghiệp vay ngân hàng giảm kỷ lục?

Đó là thông tin được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết tại Hội nghị toàn quốc hiệp hội doanh nghiệp và giới doanh nhân Việt Nam năm 2023.

Nhìn vào kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2022 của VCCI cho thấy, có gần 56% doanh nghiệp gặp khó khăn tiếp cận tín dụng (số cao nhất trong 3 năm gần đây). Tỷ lệ doanh nghiệp có khoản vay ngân hàng liên tục giảm. Năm 2022 chỉ còn 17,8% doanh nghiệp có khoản vay ngân hàng (thấp nhất trong 5 năm gần đây và thấp hơn cả giai đoạn dịch bệnh).

Nhóm doanh nghiệp có quy mô vốn từ 3 tỷ đồng trở xuống chỉ có 11,3% tiếp cận vốn vay ngân hàng. Còn nhóm doanh nghiệp quy mô 3-10 tỷ đồng thì tỷ lệ vốn vay ngân hàng 20,5%.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát nợ lô trái phiếu 4800 tỷ do tài khoản bị phong tỏa?

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) đã có công bố tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu trong nửa đầu năm nay.

Cụ thể, doanh nghiệp này đã không thanh toán 4.800 tỷ đồng gốc trái phiếu và hơn 668 tỷ đồng lãi. Nguyên nhân được Bông Sen đưa ra là do “tài khoản bị phong tỏa”.

Xem thêm TẠI ĐÂY