Tạ Nhị ·
1 năm trước
 8950

Điểm tin nổi bật trong ngày 4/7/2023

Tin tức nổi bật ngày 4/7/2023 được cập nhật trên trang VnGreen có những nội dung sau:

Kinh tế phải phát triển theo mục tiêu bảo vệ môi trường

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh quan điểm này khi chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch BVMT), chiều 3/7.

Quy hoạch BVMT quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu về BVMT, phục vụ phát triển bền vững đất nước dựa trên sắp xếp, định hướng phân bố không gian phân vùng quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường theo lãnh thổ xác định để BVMT.

Hoạt động BVMT hướng tới thực hiện xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, carbon thấp, thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Net Zero).

Xem thêm TẠI ĐÂY

Dự kiến xây Sân bay thứ 2 Hà Nội ở vị trí nào?

UBND Hà Nội mong muốn sân bay thứ 2 Vùng thủ đô được xác định là sân bay quốc tế và dự kiến xây dựng tại huyện ngoại thành.

UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND TP về việc thông qua chủ trương định hướng phát triển không gian và hạ tầng đô thị đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Nội dung tờ trình nêu, sân bay thứ 2 vùng thủ đô Hà Nội nằm ở phía nam, đông nam là cảng nội địa đảm bảo đủ điều kiện để chuyển đổi sang phục vụ cảng hàng không quốc tế khi cần thiết. Sân bay này dự kiến có công suất 30 - 50 triệu khách/năm, diện tích 1.300 - 1.500ha, sẽ triển khai sau năm 2030.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Đề xuất chỉ nên quy định 2 loại nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng nhà ở xã hội (NƠXH) chỉ nên cho thuê hoặc trả góp dài hạn chứ không nên để bán sẽ tạo nghịch lý người giàu tranh mua NƠXH.

Góp ý bổ sung một số quy định về chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Bộ Xây dựng mới đây, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã thẳng thắn chỉ ra các nguyên nhân khiến nhiều người giàu, đi ôtô vẫn “đủ điều kiện khó khăn” để mua NƠXH. Qua đó, HoREA cho rằng NƠXH chỉ nên cho thuê hoặc trả góp dài hạn chứ không nên để bán sẽ tạo nghịch lý người giàu tranh mua NƠXH.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Kết quả đàm phán giá điện của 85 dự án năng lượng tái tạo ra sao?

Cập nhật đến ngày 30/6/2023, có 55 dự án năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm. Trong đó, có 14 nhà máy đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới.

Cụ thể, đến nay, có 70/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3.851,86MW đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện; trong đó có 59 dự án (tổng công suất 3.211,41MW) đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công Thương). EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 58/59 dự án.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Bài toán xử lý chất thải tấm quang năng mặt trời hết hạn?

Tuy được coi là một người năng lượng sạch, sự phát triển một cách nhanh chóng của điện mặt trời đã khiến nhiều người cảm thấy quan ngại. Đó là khi mà những tấm pin mặt trời đã qua sử dụng và bị thải loại ra môi trường.

Việc sử dụng năng lượng mặt trời mang đầy sự hứa hẹn về một tương lai năng lượng sạch và tiết kiệm. Pin mặt trời ngày càng trở nên dễ sản xuất hơn, cùng với đó là ngày càng trở nên nhỏ gọn và dễ di chuyển, lắp đặt cũng như tháo dỡ. Nhưng có một số vấn đề đối với việc sử dụng năng lượng mặt trời hiếm khi được đề cập đến: Liệu hoạt động sản xuất và chất thải từ ngành công nghiệp điện mặt trời có gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn so với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch không?

Xem thêm TẠI ĐÂY

Trong tháng 6 các doanh nghiệp ồ ạt phát hành trái phiếu với tổng giá trị là bao nhiêu?

Theo thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HNX, trong tháng 6 có 13 đợt phát hành riêng lẻ của 10 doanh nghiệp, tổng giá trị là 8.170 tỷ đồng. So với tháng 5/2023 chỉ có duy nhất một doanh nghiệp phát hành thành công với tổng giá trị 2.600 tỷ đồng thì con số trên đã tăng mạnh.

Nếu xét theo nhóm ngành, nhóm đang dẫn đầu về lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 6 là xây dựng - bất động sản (chiếm 47,5% giá trị phát hành). Theo đó, giá trị phát hành lớn nhất là Công ty TNHH Phát triển kinh doanh xây dựng 3 (XD3C) (với 2.250 tỷ đồng). Đặc biệt, đây cũng là lần đầu tiên doanh nghiệp này phát hành trái phiếu. Đứng thứ 2 trong nhóm xây dựng là Công ty cổ phần Vinam Land với 1.500 tỷ đồng.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Ngân hàng SCB thông báo giải thể nhiều phòng giao dịch và thống nhất đầu số hotline

Mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã công bố chấm dứt hoạt động và giải thể nhiều phòng giao dịch tại Tp. Hồ Chí Minh.

Cụ thể, căn cứ vào các công văn của Ngân hàng Nhà nước, SCB đã chấm dứt hoạt động và giải thể phòng giao dịch Bàu Cát – chi nhánh Thống Nhất, phòng giao dịch Nhà Rồng – chi nhánh Sài Gòn và phòng giao dịch Cô Giang – chi nhánh Cống Quỳnh.

Trong đó, từ ngày 30/6 phòng giao dịch Bàu Cát và phòng giao dịch Nhà Rồng chấm dứt hoạt động, còn từ ngày 7/7 phòng giao dịch Cô Giang sẽ chấm dứt hoạt động.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Kinh doanh khó khăn, hàng trăm đại lý bán lẻ xăng dầu muốn đối thoại trực tiếp với Thủ tướng

Ngày 3/7, hàng trăm doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đã có giấy ủy quyền để ông Giang Chấn Tây - Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc (Trà Vinh) đại diện, gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ báo cáo tình hình kinh doanh và kiến nghị liên quan.

Theo đó, tại nội dung đơn gửi Thủ tướng Chính phủ, đại diện cho các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu, TS Giang Chấn Tây cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu luôn trong trạng thái hoạt động bấp bênh, thua lỗ rất nặng nề. Nguyên nhân chính xuất phát từ những bất cập của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Thông tư 104/2021/TT-BTC, trong đó, quy định tại các chính sách không ghi rõ tỷ lệ phân chia các khoản chi phí kinh doanh định mức và lợi nhuận định mức dẫn đến doanh nghiệp đầu mối đã gom hết khi lỗ và khi lời thì bù lỗ các khoản lỗ của kỳ trước chưa bù lỗ hết, thậm chí là bù lỗ cho các khoản lỗ do đầu tư kinh doanh ngoài ngành.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Một doanh nghiệp báo lỗ 48 tỷ, nợ 300 tỷ đồng trái phiếu

Tập đoàn Địa ốc Hoàng Cát tiếp tục báo lỗ gần 48 tỷ đồng vào năm 2022, trong khi năm trước đó lỗ hơn 20 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty này cũng đang nợ 300 tỷ đồng trái phiếu.

Được biết, CTCP Tập đoàn Địa ốc Hoàng Cát đã công bố thông tin về tình hình tài chính năm 2022. Theo đó, năm 2022 doanh nghiệp này báo lỗ 47,8 tỷ đồng và năm trước đó lỗ hơn 20 tỷ đồng.

Tập đoàn có vốn chủ sở hữu giảm 22,4% (xuống 493 tỷ đồng). Bên cạnh đó, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ 0,5 lên 0,953 lần, cũng đồng nghĩa nợ phải trả tăng mạnh. Nợ phải trả của Địa ốc Hoàng Cát vào cuối năm 2022 là khoảng 469,4 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu của  Địa ốc Hoàng Cát tăng (từ 0,47 lên 0,61 lần), tương ứng có 300 tỷ đồng dư nợ trái phiếu.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Lại thêm một doanh nghiệp xin chậm thanh toán 750 tỷ đồng tiền trái phiếu

Mới đây, Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Ngọc Minh đã có thông báo lùi thời gian trả lãi và đáo hạn lô trái phiếu trị giá 750 tỷ đồng. Thay vì ngày 24/6/2023 như kế hoạch ban đầu thì lùi đến ngày 31/12/2023.

Theo đó, Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Ngọc Minh đã thương lượng thành công với trái chủ về việc chậm thanh thanh toán lãi và dời kỳ hạn trái phiếu được từ 4 năm sang 1.648 ngày (tăng thêm khoảng 188 ngày).

Được biết, doanh nghiệp này dự kiến vào ngày 31/12/2023 sẽ thanh toán số tiền gốc 750 tỷ đồng của lô trái phiếu NGOCMINH2019. Bên cạnh đó, Công ty còn chậm thanh toán lãi kỳ 28/6/2023 của lô trái phiếu trên với số tiền là gần 25 tỷ đồng.

Xem thêm TẠI ĐÂY