Bích Ngọc ·
1 năm trước
 9391

Một doanh nghiệp chậm trả lãi trái phiếu, dự kiến thanh lý loạt tài sản?

Tình hình tài chính của doanh nghiệp đang trong giai đoạn khó khăn, để từng bước vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu của doanh nghiệp này là thanh toán dần các khoản nợ. Có phải vì thế mà AGM dự kiến thanh lý loạt tài sản?

Mới đây, CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex, HoSE: AGM) đã có văn bản giải trình về việc chậm trả lãi kỳ 5 của lô trái phiếu có mã AGMH2223001.

Cụ thể, lô trái phiếu này có tổng giá trị 300 tỷ đồng và được phát hành vào ngày 14/3/2022 với kỳ hạn 18 tháng, thời gian đáo hạn là vào ngày 14/9/2023, lãi suất được áp dụng là lãi cố định 7%/năm. Trong đó, lãi trái phiếu được tính 3 tháng/lần.

Tuy nhiên, khi đến hạn thanh toán lãi kỳ 5 của lô trái phiếu này (ngày 14/6/2023), AGM lại không thể thu xếp được nguồn tiền thanh toán vì tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính còn nhiều khó khăn.

Sản phẩm của Angimex. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Được biết, AGM trao đổi và thống nhất với nhà đầu tư các phương án liên quan đến lô trái phiếu tại Hội nghị Chủ sở hữu trái phiếu được diễn ra vào ngày 23/6 tới đây.

Tính đến thời điểm 9/6, khoản nợ gốc cho lô trái phiếu AGMH2223001 là 210 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, AGM còn lưu hành một lô trái phiếu khác có mã là AGMH2123001,tổng giá trị là 350 tỷ đồng. Lô trái phiếu này được phát hành vào ngày 9/11/2021 với kỳ hạn 24 tháng, thời gian đáo hạn vào ngày 9/11/2023. Có thể thấy áp lực đáo hạn trái phiếu của doanh nghiệp này khá lớn.

Trong khi đó, gần đây tình hình kinh doanh của AGM khá bết bát, trong đó có 4 quý liên tiếp (quý 2/2022 đến quý 1/2023) đều chìm trong thua lỗ. Năm 2022, AGM báo lỗ hơn 140 tỷ đồng, còn chỉ tính riêng quý 1/2023 lại tiếp tục lỗ ròng hơn 16 tỷ đồng.

AGM ghi nhận tổng tài sản giảm nhẹ xuống 1.591 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 1/2023, trong đó tiền mặt chỉ vỏn vẹn gần 7 tỷ đồng, chứng khoán kinh doanh 62 tỷ (nhưng phải trích lập dự phòng gần 30 tỷ đồng); chiếm gần 580 tỷ đồng là các khoản phải thu ngắn hạn.

Nói về khoản đầu tư chứng khoán, doanh nghiệp đang đầu tư vào Địa ốc Hoàng Quân (HQC) với giá trị gốc là 62,5 tỷ đồng, tuy nhiên đã phải trích lập dự phòng tới gần 30 tỷ đồng. 

Cơ cấu nợ phải trả của doanh nghiệp là 1.228 tỷ, trong đó AGM đang vay nợ tài chính ngắn hạn 564 tỷ và dài hạn lên tới 610 tỷ đồng. 

AGM cho biết, sơ bộ các khoản phải trả của Angimex là 1,062 tỷ đồng (gồm các khoản gốc trái phiếu, nợ ngân hàng và nợ các nhà cung cấp khác).

Bên cạnh các khoản phải trả nêu trên, doanh nghiệp này cũng phải chịu các khoản lãi vay ngân hàng, lãi vay trái phiếu, lãi thuê tài chính, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và các chi phí vận hành khác.

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2023, tại ngày 31/3/2023, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 3.4 lần,  so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thì con số này đang ở mức cao.

Tình hình tài chính khó khăn, bết bát và mục tiêu thanh toán dần các khoản nợ để từng bước vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp này dự kiến thanh lý loạt tài sản như: Vốn góp của Angimex, kho đã dừng hoạt động (không còn máy móc thiết bị), nhà máy đang hoạt động, quyền sử dụng đất tại TPHCM và An Giang.

Angimex đặt mục tiêu trong năm 2023 có doanh thu hợp nhất 4.001 tỷ đồng,  so với kết quả năm 2022 tăng 10%, cùng với đó có lợi nhuận trước thuế hợp nhất 10 tỷ đồng.

Vừa qua vào ngày 18/5, do chậm nộp BCTC kiểm toán 2022 quá 45 ngày, cổ phiếu AGM đã bị chuyển từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch. 

Được biết, AGM là một trong những cổ phiếu liên quan tới nhóm Louis Holdings. Louis Holdings trong năm 2021 đã mua trên 51% vốn tại đây và đưa AGM vào hệ sinh thái. Thế nhưng hoạt động kinh doanh của AGM rơi vào tình trạng khó khăn sau khi ông Đỗ Thành Nhân bị bắt với tội danh thao túng giá chứng khoán. Chứng khoán An Phát (APG) tại thời điểm tháng 4/2023 đang nắm 8,17% vốn AGM.

Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6541293409263693/?