Tính đến ngày 16/6, đã có 68/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3791,86MW gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện, trong đó có 59 dự án đã đề nghị giá tạm.
Theo thông báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cả nước đang đứng trước nguy cơ thiếu điện. Do đó, Bộ Công Thương đề nghị các bộ, ngành, doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm.
Tại hai văn bản "nóng" mới ban hành, Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương đàm phán với chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với mức giá tạm thời và cho vận hành phát điện lên lưới điện.
Đến ngày 26/5, có 16 nhà máy điện gió, điện mặt trời đã nối lưới điện quốc gia. Các nhà máy này đã và đang được tiến hành thử nghiệm để sớm đưa vào vận hành phát điện.
Đến nay Công ty Mua bán điện (trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) đã hoàn thành đàm phán ký biên bản và ký tắt hợp đồng mua bán điện với 40 chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo đề xuất giá tạm 50% khung giá trần.
Giá mua điện tạm (chưa bao gồm thuế VAT) bằng 50% giá trần của khung giá phát điện cho từng loại hình nhà máy điện quy định tại Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1 của Bộ Công Thương.
Ngày 24/5, chính thức đóng điện từ phía Thâm Câu (Trung Quốc) sang Việt Nam qua đường dây 110 kV Thâm Câu - Móng Cái. Theo đó, toàn bộ TP Móng Cái và huyện Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh) sẽ sử dụng điện do phía Trung Quốc cung cấp trong các vòng 3 tháng.
Tính đến ngày 22/5, đã có 17 nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp với tổng công suất gần 1.280 MW đã được Bộ Công Thương thống nhất mức giá tạm thời.